Để đối phó TQ, ông Biden phải đoàn kết 2 quốc gia châu Á này?
Không chỉ sử dụng riêng sức mạnh Mỹ, ông Biden sẽ tập trung xây dựng và khôi phục mối quan hệ với các đồng minh châu Á để giải quyết vấn đề Trung Quốc, theo Asia Times.
Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia quan trọng ông Biden hướng tới nhằm đối phó Trung Quốc ở châu Á (ảnh: Asia Times)
“Chúng tôi tin rằng khu vực Đông Bắc Á sẽ mạnh nhất khi Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nhau hợp tác để đối phó với các mối đe dọa. Mỹ – Nhật – Hàn sẽ chung tay thúc đẩy các lợi ích và giá trị chung”, ông Biden phát biểu khi còn là phó Tổng thống Mỹ.
Theo các chuyên gia, quan điểm trên vẫn sẽ không thay đổi khi ông Biden lên nắm quyền Tổng thống Mỹ và xử lý vấn đề Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là 2 đồng minh quan trọng nhất mà ông Biden hướng tới.
Ông Biden nhận được nhiều sự ủng hộ từ các đồng minh của Mỹ sau khi các hãng truyền thông lớn đồng loạt xướng tên người chiến thắng bầu cử tổng thống.
Ông Biden có 8 năm gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc tế khi còn là phó Tổng thống dưới thời ông Obama. Trước đó, ông có hơn 36 năm làm việc ở Thượng viện, 2 lần giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại.
Các trợ lý và đồng nghiệp ở Thượng viện nhận xét ông Biden là người “thông thạo ngoại giao kiểu châu Á hơn tất thảy” và “thực sự coi trọng các đồng minh châu Á”.
Theo các chuyên gia, chuyến thăm 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vào tháng 12.2013 với tư cách phó Tổng thống Mỹ đã định hình phong cách “ngoại giao châu Á” của ông Biden.
Sau chuyến đi, ông Biden đã nỗ lực thúc giục ông Obama thực hiện chính sách “xoay trục” sang châu Á.
Hơn ai hết, ông Biden mong muốn Nhật Bản và Hàn Quốc kiềm chế những bất đồng, đặc biệt là về lịch sử, để cùng Mỹ hình thành đối trọng với Trung Quốc, Asia Times nhận xét.
Sau nhiều tranh cãi liên quan đến hành động của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II, vào mùa thu năm 2013, quan hệ Nhật – Hàn gần như “đóng băng”. Vài năm gần đây, quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc mới dần được cải thiện.
Sau khi Thủ tướng Abe từ chức, Hàn Quốc đang thể hiện mong muốn cùng Nhật Bản thoát khỏi bế tắc lịch sử để phát triển kinh tế và kiềm chế Triều Tiên.
Ông Biden được nhận xét là chính trị gia am hiểu châu Á và coi trọng đồng minh (ảnh: Asia Times)
Về phía Nhật Bản, tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc khiến nước này “đau đầu” và muốn đa phương các mối quan hệ quân sự, không chỉ dựa vào liên minh với Mỹ.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga và Tổng thống Moon của Hàn Quốc, dù chưa nhậm chức, ông Biden đã nhanh chóng sắp xếp cuộc gặp chính thức với hai nhà lãnh đạo sau khi mình tiếp quản Nhà Trắng.
Đặc biệt, ông Biden cam kết sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hơn ai hết, ông Biden là người hiểu rõ liên minh Mỹ - Hàn – Nhật có ý nghĩa ra sao nếu muốn kiềm chế Trung Quốc ở châu Á, cả về kinh tế lẫn quân sự, theo Asia Times.
“Ông Biden là người am hiểu lịch sử. Ông ấy không thích bức ép đồng minh. Ông Biden muốn các đồng minh hiểu được sự lợi ích khi họ liên minh với Mỹ”, một trợ lý của ông Biden nói.
Sau khi khuyến cáo Cơ quan Dịch vụ Công Mỹ (GSA) “làm những gì cần làm”, ông Trump khẳng định vẫn sẽ tiếp tục theo...
Nguồn: [Link nguồn]