Đế chế trăm tỷ USD của tỷ phú Jack Ma bị điều tra: Vì đâu nên nỗi?
Cuộc điều tra nhằm vào Tập đoàn Alibaba do tỷ phú Jack Ma sáng lập sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố triệt tiêu thứ gọi là quy tắc “chọn một trong hai” đã tồn tại từ lâu trên thị trường Trung Quốc.
Jack Ma – tỷ phú sáng lập Tập đoàn Alibaba nổi tiếng Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Theo các chuyên gia, Alibaba từ lâu đã nổi tiếng với chiến thuật kinh doanh gọi là “chọn một trong hai”. Tập đoàn này thường ra thỏa thuận buộc đối tác phải chọn giữa Alibaba hoặc đối thủ để hợp tác.
Chiến thuật kinh doanh này đặc biệt giúp Alibaba kiếm được lợi nhuận kếch xù trong các ngày lễ mua sắm lớn ở Trung Quốc, ví dụ như 11.11.
Các nhà quản lý Trung Quốc từ lâu đã cảnh báo Alibaba và một số tập đoàn khác về “chọn một trong hai”. Tuy nhiên, mãi đến hôm 23.11, giới chức Trung Quốc mới bắt đầu hành động và mục tiêu nhắm đến là Tập đoàn do tỷ phú Jack Ma sáng lập.
Đầu tháng 11, SAMR – cơ quan quản lý không gian mạng và thuế Trung Quốc – đã triệu tập 27 tập đoàn thương mại điện tử lớn, bao gồm cả Alibaba, yêu cầu họ dừng chiến thuật “chọn một trong hai”.
Tuy nhiên, Alibaba có vẻ chưa nhanh chóng tuân thủ.
“Mọi người đều biết về ‘chọn một trong hai’, các nhà chức trách cũng biết điều này từ lâu. Trước đây, không có biện pháp nào ngăn cấm những tập đoàn lớn áp dụng chiến thuật kinh doanh trên, nhưng giờ thì có”, John Dong – luật sư kinh tế tại công ty Joint Win Partners (Thượng Hải) – nhận xét.
Alibaba từ lâu đã lạm dụng chiến thuật kinh doanh “chọn một trong hai” (ảnh: SCMP)
Năm 2017, JD – công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc – đã đệ đơn kiện Tmall (cửa hàng trực tuyến thuộc Alibaba) với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để chèn ép công ty khác.
2 công ty khác là Pinduoduo và Vipshop Holdings sau đó cũng kiện Alibaba với cáo buộc tương tự. Tòa án chưa đưa ra phán quyết về vụ kiện này.
“Những quy tắc bất thành văn sẽ không sớm biến mất”, Colin Huang – nhà sáng lập Pinduoduo (tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ 3 Trung Quốc) – nhận xét.
Cuộc điều tra nhằm vào Alibaba cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, chống lại các hành vi độc quyền, “cá lớn nuốt cá bé”.
Hiện chưa rõ giới chức Trung Quốc có kết tội Alibaba không và nếu có thì hình phạt sẽ nghiêm khắc ra sao.
“Trường hợp xấu nhất là Alibaba sẽ bị giám sát nghiêm ngặt về các phương thức kinh doanh và sẽ không còn được Bắc Kinh ưu ái nữa”, Paul Haswell – chuyên gia thuộc công ty luật Pinsent Masons – nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc ngày 24.12 mở cuộc điều tra nghi vấn vi phạm quy định chống độc quyền ở tập đoàn Alibaba và triệu tập các...