Đế chế hiếu chiến thích vàng, vua đeo nhiều đến nỗi đi không được

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Vua của đế chế này đeo vàng nhiều đến mức khi đi lại cần phải có 2 người đàn ông khỏe mạnh dìu đi.

Ở đế chế Ashanti, người càng quyền lực thì càng đeo nhiều vàng. Ảnh: Global Intergold

Ở đế chế Ashanti, người càng quyền lực thì càng đeo nhiều vàng. Ảnh: Global Intergold

Với sự giàu có dựa trên hoạt động buôn bán vàng và nô lệ, đế chế Ashanti đã kiểm soát khu vực ngày nay là miền nam Ghana trong thế kỷ 18 và 19. 

Theo Britannica, đế chế Ashanti được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ 17 khi Osei Tutu - thủ lĩnh quân sự của tộc Oyoko - chinh phục các tộc người Akan trong khu vực rừng rậm quanh vùng Kumasi (Ghana ngày nay) và thống nhất họ thành một liên minh. Osei Tutu xưng vương (Asantehene) và đóng đô ở vùng Kumasi.

Ashanti có nghĩa là "những người tập hợp lại vì chiến tranh". Theo trang Global Intergold, người Ashanti rất hiếu chiến. Theo lời kể của một số người châu Âu vào thời điểm đó, quân đội của đế chế này gồm khoảng 60.000 người, sẵn sàng giao chiến để bảo vệ đất nước với giáo mác, cung tên. Các cuộc tấn công vào lãnh thổ Ashanti xảy ra thường xuyên vì đây là khu vực có rất nhiều vàng.

Đế chế Ashanti mở rộng lãnh thổ thông qua một loạt cuộc chiến vào thế kỷ 18. Năm 1701, quân đội Ashanti đánh bại quân của vương quốc Denkyira (người Akan) nhờ mua súng từ các thương nhân Anh và Hà Lan.

Người Ashanti tiếp tục thống trị các khu vực mà vương quốc Denkyira  từng cai trị trước đó, nắm quyền kiểm soát các mỏ vàng trong rừng và khu vực có 3-5 triệu người sinh sống.

Giữa thế kỷ 18, Ashanti bao trùm các vùng đất từ sông Volta ở phía đông cho đến sông Komoe ở phía tây. Những người đứng đầu các vùng được sáp nhập vào đế chế vẫn được phép duy trì quyền tự trị. Miễn sao, họ phải công nhận quyền lực tối cao của Asantehene và thể hiện lòng kính trọng với đế chế.

Người Ashanti ưa thích đồ trang sức bằng vàng vì cho rằng vàng mang sức mạnh huyền bí. Ảnh: Global Intergold

Người Ashanti ưa thích đồ trang sức bằng vàng vì cho rằng vàng mang sức mạnh huyền bí. Ảnh: Global Intergold

Kumasi trở thành một trung tâm nghệ thuật khi các vị vua của đế chế Ashanti tìm cách đưa tất cả những thợ thủ công giỏi về đây để sản xuất các đồ trang sức bằng vàng, đồ chiến đấu và nhiều thứ khác.

Theo trang Museum Mofjewelry, người Ashanti khuyến khích việc sản xuất đồ trang sức bằng vàng vì cho rằng vàng có khả năng siêu nhiên và mang sức mạnh huyền bí. Họ sử dụng các đồ vật làm từ vàng để thể hiện quyền lực của đế chế hoặc dùng làm đồ chôn cùng người chết.

Cả nam giới và nữ giới ở đế chế Ashanti đều thích đeo đồ trang sức bằng vàng. Càng lớn tuổi hoặc địa vị càng cao thì người đó sẽ càng đeo nhiều vàng.

Vua Ashanti đeo vàng nhiều đến mức không thể đi lại bình thường. Hai người đàn ông khỏe mạnh phải dìu hai bên để giúp nhà vua di chuyển. Theo quy tắc, nhà vua sẽ đeo những trang sức vàng vào các dịp lễ hoặc các cuộc họp chính thức.

Theo truyền thuyết của người Ashanti, thầy phép của đế chế đã triệu hồi một chiếc ghế bằng vàng từ trên trời để thần thánh hóa sự thống nhất của đế chế và hợp pháp hóa quyền cai trị của nhà vua. Chiếc ghế vàng ngày nay vẫn là biểu tượng quan trọng cho sự đoàn kết của người Ashanti.

Một vị vua của Ashanti ngày nay xuất hiện với đầy trang sức vàng trên người. Ảnh: Loop News

Một vị vua của Ashanti ngày nay xuất hiện với đầy trang sức vàng trên người. Ảnh: Loop News

Tuy nhiên, việc quá hiếu chiến cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Ashanti. Đối thủ chính của đế chế này vào thế kỷ 19 là Anh, quốc gia tuyên bố việc buôn bán nô lệ là bất hợp pháp năm 1807 và tìm cách nâng cao vị thế ở Tây Phi.

Dưới thời vua Osei Bonsu, quân đội Ashanti đã thành công trong một loạt chiến dịch nhằm vào người Anh vào những năm đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, năm 1826, quân đội Ashanti đã bị các tộc người địa phương phối hợp với quân Anh đánh bại. Thất bại đó là khởi đầu cho sự suy tàn của đế chế này, với nhiều cuộc nổi loạn và các trận thua quân Anh sau đó. Đế chế Ashanti sau đó trở thành thuộc địa của Anh.

Anh gọi thuộc địa này là "bờ biển vàng". Cát vàng có trong lòng đất, dưới sông và ngay cả trong đá ở thuộc địa này. Trong nửa thế kỷ, Anh thu về trung bình khoảng 50 tấn vàng mỗi năm từ Ashanti.

Giữa thế kỷ 20, Anh công nhận nền độc lập của Ghana. Ashanti hiện là một khu vực riêng biệt, duy trì hệ thống quân chủ. Vua của Ashanti ngày nay xuất hiện trên ngai vàng vào 2 dịp: lễ đăng quang và lễ tuyên chiến (nếu có chiến tranh).

Dù số lượng đồ trang sức bằng vàng trên trang phục hoàng gia Ashanti ngày nay đã ít hơn trước, nhưng vẫn còn số dây chuyền vàng, vòng cổ vàng, vòng tay và những chiếc nhẫn nặng tới vài kg.

Cuộc gặp gỡ giữa đế chế lớn nhất Nam Mỹ và nhóm người chinh phục Tây Ban Nha diễn ra trong hòa bình nhưng chỉ một phản ứng gay gắt của người đứng đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN