Đây mới là lí do Kim Jong-un tuyên bố dừng thử hạt nhân?
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất về địa điểm thử hạt nhân của Punggye-ri Triều Tiên.
Địa điểm thử hạt nhân trên núi của Triều Tiên đã bị sập, hai nhóm nghiên cứu Trung Quốc vừa xác nhận.
Địa điểm thử hạt nhân trên núi của Triều Tiên đã bị sập, khiến Trung Quốc và các quốc gia lân cận có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, hai nhóm nghiên cứu Trung Quốc vừa xác nhận.
Vụ sập có thể là lý do tại sao nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố vào thứ 6 tuần trước rằng ông sẽ dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân, tên lửa và đóng cửa địa điểm này, theo một nhà nghiên cứu.
5 trong số 6 vụ thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất của Bình Nhưỡng được thực hiện tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri, dưới núi Mantap, tây bắc của Triều Tiên.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Wen Lianxing, nhà địa chất thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, kết luận rằng địa điểm này bị sập sau vụ thử hạt nhân tháng 9 năm ngoái.
Cuộc thử nghiệm diễn ra trong đường hầm, dưới đỉnh núi khoảng 700 m. Nó biến ngọn núi thành “những phần rời rạc mong manh”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Vụ sập có thể là lý do tại sao nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố vào thứ 6 tuần trước rằng ông sẽ dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân, tên lửa và đóng cửa địa điểm này
Ngoài ra, bụi phóng xạ cũng có thể thoát ra qua các lỗ hổng hoặc vết nứt trên núi, bay đến các nước lân cận.
"Cần phải tiếp tục theo dõi nguy cơ rò rỉ phóng xạ gây ra bởi sự cố sập", nhóm của Wen nói trong một tuyên bố.
Guo Qiuju, giáo sư Đại học Bắc Kinh, cho biết nếu bụi phóng xạ thoát ra qua các vết nứt trên núi, nó có thể được gió đưa qua biên giới giáp Trung Quốc.
"Cho đến nay, chúng tôi chưa phát hiện ra mức độ phóng xạ gia tăng bất thường nào", Guo nói. “Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi khu vực xung quanh ngọn núi bằng nhiều thiết bị nhạy cảm và phân tích dữ liệu trong các phòng thí nghiệm hiện đại”.
Bề mặt của ngọn núi không có dấu hiệu thiệt hại nào sau 4 vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, trước năm 2017.
Tuy nhiên, quả bom 100 kilotonne thử nghiệm ngày 3.9 khiến các tảng đá xung quanh tan chảy vì nhiệt độ cao chưa từng có, mở ra một lỗ hổng có đường kính lên tới 200 m, theo tuyên bố được đăng trên trang web của nhóm Wen ngày 23.4.
Wen kết luận rằng ngọn núi đã sập sau khi phân tích dữ liệu thu thập được từ gần 2.000 trạm địa chấn.
Một nhóm nghiên cứu khác do Liu Junqing đến từ Cơ quan Động đất Cát Lâm dẫn đầu cũng có kết luận tương tự.
“Hiện tượng đá sập lần đầu tiên được ghi nhận tại địa điểm thử nghiệm của Triều Tiên", nhóm của Liu viết.
Sự cố này còn tạo ra một "ống khói", có thể khiến bụi phóng xạ bay từ trung tâm vụ nổ vào không khí, họ nói thêm.
Zhao Lianfeng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết hai nghiên cứu này củng cố nghi ngờ của nhà khoa học cho rằng “địa điểm đã bị hư hỏng” và không thể sửa chữa.
“Những phát hiện của họ giống quan sát của chúng tôi”, ông nói.
"Nhiều nhóm khác nhau đã sử dụng dữ liệu khác nhau và đưa ra kết luận tương tự", Zhao nói. “Sự khác biệt duy nhất là ở một số chi tiết kỹ thuật. Đây là những dự đoán sát nhất có thể đưa ra từ thế giới bên ngoài Triều Tiên”.
KCNA cho biết đây là “thông tin sai lệch“ nhằm vu khống Triều Tiên cũng như sự tiến bộ của nước này trong chương trình...