Dấu vết lạ trên hộp sọ chiến binh 2.000 năm tiết lộ khả năng kinh ngạc của người xưa

Các chuyên gia cho rằng, có những dấu vết cho thấy, cuộc phẫu thuật cho một chiến binh đã thành công cách đây 2.000 năm.

Hộp sọ có chi tiết bất thường của một chiến binh Peru sống cách đây 2.000 năm. Ảnh: SKELETONS: Museum of Osteology

Hộp sọ có chi tiết bất thường của một chiến binh Peru sống cách đây 2.000 năm. Ảnh: SKELETONS: Museum of Osteology

Tờ Daily Mail hôm 17/1 đưa tin, bảo tàng Osteology ở bang Oklahoma, Mỹ, tuyên bố, hộp sọ - thuộc về một chiến binh Peru - đã bị vỡ trong một trận chiến. Các y sĩ thời đó đã sử dụng một mảnh kim loại để ghép vào chỗ bị vỡ. 

 Các chuyên gia nói với Daily Star rằng, chiến binh này sống sót sau cuộc phẫu thuật và hộp sọ gắn kim loại này được xem là bằng chứng quan trọng để chứng minh các tộc người cách đây 2.000 năm có khả năng thực hiện các ca phẫu thuật khó. 

Hộp sọ được nhắc đến có cấu trúc thuôn dài, đặc trưng của người Peru. Theo Daily Mail, người Peru cổ xưa có một hình thức chỉnh sửa bộ phận cơ thể, trong đó các thành viên cố tình làm biến dạng hộp sọ của trẻ nhỏ bằng cách buộc chúng bằng vải hoặc ép bằng 2 mảnh gỗ khi đứa trẻ vừa sinh ra.

"Đây là hộp sọ thuôn dài, đặc trưng của người Peru. Hộp sọ này có một chi tiết bất thường đó là có gắn mảnh kim loại. Nó được cho là thuộc về một chiến binh Peru, người bị thương ở đầu trong một trận chiến cách đây 2.000 năm. Nó là một trong những hộp sọ lâu đời và thú vị nhất của chúng tôi", đại diện bảo tàng Osteology cho hay. 

"Chúng tôi không có quá nhiều thông tin cơ bản về hộp sọ này, nhưng chúng tôi biết rằng chiến binh này đã sống sót sau phẫu thuật. Các bạn có thể thấy phần xương và kim loại kết hợp chặt chẽ với nhau. Đó là dấu hiệu của một ca phẫu thuật thành công", đại diện bảo tàng nói thêm. 

Hộp sọ ban đầu được lưu giữ trong bộ sưu tập tư nhân của bảo tàng Osteology, nhưng tin tức về việc phát hiện hộp sọ nhanh chóng lan truyền khiến nó nổi tiếng. Năm 2020, hộp sọ chính thức được trưng bày công khai tại bảo tàng. 

Khu vực ở Peru, nơi phát hiện hộp sọ, từ lâu nổi tiếng với các y sĩ phẫu thuật - những người phát minh ra một loạt các quy trình phức tạp để chữa trị chấn thương gây vỡ hộp sọ. 

Ảnh: SKELETONS: Museum of Osteology

Ảnh: SKELETONS: Museum of Osteology

Chấn thương ở đầu thường gặp ở Peru cách đây 2.000 năm khi một loại vũ khí sử dụng "đạn" (chủ yếu là đá) được sử dụng phổ biến. 

Theo Daily Mail, các y sĩ thời đó sẽ khoét một lỗ trên hộp sọ của người bị thương mà không cần sử dụng các kỹ thuật vô trùng hoặc gây mê như ngày nay. 

"Họ sớm biết đây là một phương pháp có thể cứu sống con người. Chúng tôi có nhiều bằng chứng cho thấy phẫu thuật khoan sọ không liên quan tới hoạt động nghi lễ thuần túy mà thường dành cho các bệnh nhân bị thương nặng ở đầu, dẫn đến vỡ hộp sọ", John Verano, một nhà nhân chủng học, tại Đại học Tulane (Mỹ), nói trên National Geographic năm 2016. 

"Chúng tôi không rõ chính xác loại kim loại mà họ sử dụng. Thông thường, bạc và vàng rất hay được sử dụng cho loại phẫu thuật này", một phát ngôn viên của bảo tàng Osteology chia sẻ với Daily Star.  

Bí ẩn sau hộp sọ bị xuyên thủng của hài cốt chiến binh Trung Cổ 1.800 năm

Hài cốt của một chiến binh chết cách đây 1.800 năm có dấu hiệu của nỗ lực phẫu thuật não nhưng không thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN