Đâu là mối quan tâm lớn của Trung Quốc về vấn đề Taliban?

Daniel Markey, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, nói với Insider rằng, lợi ích của Trung Quốc ở Afghanistan "bị chi phối bởi các cân nhắc an ninh" trong thời gian gần và trung hạn.

Lính biên phòng Trung Quốc và Pakistan nắm tay nhau tại đèo Khunjerab, một vị trí chiến lược ở biên giới phía bắc Pakistan và biên giới phía tây nam của Trung Quốc

Lính biên phòng Trung Quốc và Pakistan nắm tay nhau tại đèo Khunjerab, một vị trí chiến lược ở biên giới phía bắc Pakistan và biên giới phía tây nam của Trung Quốc

Mối quan tâm chính của Bắc Kinh là Taliban hoặc những người theo chủ nghĩa chính thống (tôn giáo) khác, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ, gây rắc rối gián tiếp thông qua các mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc ở các nước láng giềng, đặc biệt là Pakistan, hoặc trực tiếp thông qua hoạt động ở Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Tân Cương, Markey, một chuyên gia về Nam Á nhận định.

Các quan chức Trung Quốc được cho là lo ngại chiến thắng chóng vánh của Taliban sẽ khiến các nhóm này được củng cố tinh thần và hoài nghi rằng Taliban sẽ đàn áp họ.

Việc Mỹ rút quân cũng đã làm mới cuộc thảo luận về sự can dự kinh tế của Trung Quốc ở Afghanistan, nhưng với sự bất ổn gia tăng và sự không chắc chắn về các nhà cầm quyền mới của Afghanistan, không chắc là Trung Quốc có lợi.

Ông Markey nói, Mỹ đã có lúc khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào Afghanistan, nhưng "kết quả đạt được rất khiêm tốn". Hai dự án lớn đã bắt đầu ở đó một thập kỷ trước đã bị đình trệ, và việc mở rộng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường chỉ còn ở mức không đáng kể.

Một phát ngôn viên của Taliban nói hồi tháng 7 rằng nhóm này sẽ đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư và công nhân Trung Quốc ở Afghanistan, nhưng những lo ngại về an ninh có thể sẽ tiếp tục hạn chế các khoản đầu tư của Trung Quốc ở đó, vốn khiêm tốn nhưng quan trọng, Sean Roberts, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, nói với Insider.

Ông Roberts, một chuyên gia về Trung Á nói thêm: “An ninh của những lợi ích này được hưởng lợi từ sự hiện diện quân sự của Mỹ”.

Ông Markey nói, Trung Quốc đã "vun đắp mối quan hệ trực tiếp" với các nhóm khác nhau ở Afghanistan. Khả năng tiếp tục kháng cự lại sự cai trị của Taliban ở miền bắc Afghanistan có thể có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải tiếp tục điều hướng giữa các phe phái đó.

Bắc Kinh có khả năng phụ thuộc nhiều vào Pakistan để duy trì sự ổn định ở Afghanistan, nhưng liệu các phe phái cạnh tranh ở Islamabad có thể đoàn kết với nhau trong mục tiêu đó hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Ồng Roberts nói: “Tôi tin rằng Bắc Kinh không muốn vướng vào chính trị nội bộ hay tình hình an ninh” ở Afghanistan, nhưng điều này sẽ ngày càng khó thực hiện hơn khi Mỹ rút quân.

Theo Gil Barndollar, một thành viên cấp cao của hãng phân tích quốc phòng Defense Priorities, việc rút quân của Mỹ không giúp cải thiện được tình hình an ninh của Trung Quốc.

Biên giới dài 60 dặm của Afghanistan với Trung Quốc chủ yếu là địa hình núi cao, không thể vượt qua. "Mảnh đất bé xíu này của Afghanistan giáp với miền tây Trung Quốc. Điều đó không mang lại nhiều lợi ích", Barndollar nói với Insider.

Khu vực đó cách xa các trung tâm công nghiệp, quân sự và dân cư của Trung Quốc, và trong một cuộc chiến tranh lớn, biên giới hẹp "khiến Trung Quốc nhắm mục tiêu vào bất cứ thứ gì đi qua đó dễ dàng hơn nhiều", Barndollar, người đã hai lần đến Afghanistan với tư cách là lính thủy đánh bộ nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Afghanistan trong tính toán quyền lợi của Nga - Trung Quốc

Nga và Trung Quốc dù lo ngại nhiều về việc Taliban nắm quyền lãnh đạo ở Afghanistan nhưng quyền lợi của họ vẫn là trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN