Dấu ấn Nga trong cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hồi đầu tháng này phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa quân đội Myanmar và “người bạn” Moscow.

Tướng Min Aung Hlaing đã duyệt mua nhiều trang thiết bị vũ khí Nga.

Tướng Min Aung Hlaing đã duyệt mua nhiều trang thiết bị vũ khí Nga.

Nhiều xe quân sự hạng nhẹ xuất hiện trên đường phố Myanmar ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đảo chính diễn ra hồi đầu tháng này là xe quân sự do Nga sản xuất, theo tạp chí Nhật Bản Nikkei.

Đây là một trong hàng loạt các khí tài quân sự quân đội Myanmar nhập từ Nga, phản ánh mối quan hệ quốc phòng gần gũi với Nga, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIRPI), nhận định.

Trong giai đoạn 2010-2019, quân đội Myanmar đã mua các trang thiết bị vũ khí Nga trị giá 807 triệu USD, theo SIPRI.

“Các phương tiện quân sự do Nga sản xuất mà quân đội Myanmar sử dụng trong ngày đảo chính 1.2 có thể chỉ mới được Moscow bàn giao gần đây, cách khoảng 2-3 năm. Các phương tiện này chưa hề được các nguồn tin chính thức của Myanmar công bố’, Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, cho biết.

Một số nhà ngoại giao châu Á không tỏ ra bất ngờ với dấu ấn Nga trong cuộc đảo chính ở Myanmar, theo Nikkei. Họ nói rằng, tướng Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, là người xây dựng mối quan hệ quốc phòng thân cận với Nga trong vài thập kỷ qua, để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc.

Quân đội Myanmar đã theo đuổi chiến lược với xây dựng mối quan hệ quốc phòng với Nga để mở rộng các lựa chọn mua vũ khí cũng như cải thiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nhiều xe bọc thép xuất hiện trong cuộc đảo chính ở Myanmar hồi đầu tháng này do Nga sản xuất.

Nhiều xe bọc thép xuất hiện trong cuộc đảo chính ở Myanmar hồi đầu tháng này do Nga sản xuất.

“Về mặt hợp tác quân sự, quân đội Myanmar dường như có nhiều cam kết toàn diện hơn với Nga. Myanmar cũng được hưởng lợi từ việc Nga là quốc gia nắm quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Vài ngày trước khi đảo chính xảy ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Myanmar để hoàn tất thỏa thuận cung cấp thiết bị vũ khí mới: Đó là các hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-S1, máy bay trinh sát không người lái Orlan-10E và các thiết bị radar quân sự.

“Với tư cách là người bạn, Nga luôn hỗ trợ Myanmar vào những thời khắc khó khăn, đặc biệt là trong 4 năm qua”, truyền thông Nga dẫn lời tướng Aung Hlaing trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.

Theo truyền thông Myanmar, tướng Aung Hlaing đã có 6 lần đến thăm Moscow, lần gần nhất là vào tháng 6 năm ngoái, kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức.

Các nhà phân tích quân sự Myanmar cho rằng, tướng Aung Hlaing đã chuyển hướng sang mua sắm các thiết bị quân sự của Nga khi quân đội dần trao quyền lực cho chính quyền dân sự vào năm 2011.

Tướng Aung Hlaing muốn xây dựng quân đội Myanmar mạnh mẽ, không chỉ là lực lượng chống nổi dậy như trong hàng thập kỷ qua.

Theo số liệu thống kê của SIPRI, Myanmar đã chi 2,4 tỉ USD để mua các trang thiết bị vũ khí trong giai đoạn 2010-2019, trong đó 1,3 tỉ USD dùng để mua vũ khí Trung Quốc và 807 triệu USD mua vũ khí Nga.

Các chiến đấu cơ Nga hiện do quân đội Myanmar sở hữu bao gồm MiG-29, SDu-30MK và máy bay huấn luyện Yak-130. Trung Quốc cũng đóng góp cho không quân Myanmar với sự xuất hiện của chiến đấu cơ JF-17.

Không như Trung Quốc, Nga không can thiệp sâu vào vấn đề nội bộ của Myanmar, các chuyên gia nhận định. Ngược lại, các phiến quân ở biên giới phía bắc của Myanmar được cho là đã sử dụng nhiều loại tên lửa đối đất và đối không do Trung Quốc sản xuất.

“Tướng Aung Hlaing luôn cảnh giác với Trung Quốc. Ông coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm ẩn với Myanmar”, tạp chí Nikkei dẫn lời một nhà ngoại giao.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar mất cơ hội trở thành Tổng thống như thế nào?

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thống tướng Min Aung Hlaing đã có nhiều năm chuẩn bị cho kế hoạch để trở thành Tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nikkei ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN