Đập thuỷ điện vỡ cản trở quân Ukraine vượt sông để phản công

Vụ vỡ đập thuỷ điện lớn ở miền Nam Ukraine ngày 6/6 sẽ cản trở nghiêm trọng những nỗ lực của Kiev nhằm giành lại những vùng đất đã mất từ tay Nga, và Mátxcơva cũng chịu rủi ro khi các tuyến phòng thủ của họ bị nhấn chìm.

Lũ lụt sau khi vỡ đập thuỷ điện Nova Kakhovka buộc hàng ngàn người phải sơ tán. (Ảnh: AP)

Lũ lụt sau khi vỡ đập thuỷ điện Nova Kakhovka buộc hàng ngàn người phải sơ tán. (Ảnh: AP)

Mátxcơva và Kiev cáo buộc nhau phá hoại đập Nova Kakhovka, con đập được thiết kế để cung cấp nước cho bán đảo Crimea, nơi mà Nga đã sáp nhập từ năm 2014. Vụ tấn công khiến Crimea đối mặt với vấn đề thiếu nước nghiêm trọng.

Phương Tây cho rằng đây là hành động của Nga nhằm gây hại cho Kiev trong ngắn hạn, trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị triển khai chiến dịch phản công để giành lại các vùng đất ở miền Đông. Trong khi đó, Nga cho rằng Ukraine phá hoại con đập vì chiến dịch phản công đã diễn ra thất bại.

Kiev chia sẻ quan điểm với đồng minh phương Tây, cáo buộc Nga cho nổ con đập để “làm chậm” chiến dịch của họ.

Lũ lụt buộc hàng ngàn người phải sơ tán và có thể cản trở các chiến dịch quân sự của Ukraine.

Mực nước tăng ở vùng Kherson sẽ khiến quân Ukraine khó triển khai bất kỳ chiến dịch nào liên quan đến việc vượt sông để giành lại bờ phía Đông, theo hướng bán đảo Crimea.

“Diễn giải theo hướng ai có lợi, rõ ràng vụ tấn công sẽ làm phức tạp những nỗ lực của Ukraine nhằm vượt sông, giành lợi thế về thời gian, để có thể tập trung vào những khu vực khác của mặt trận”, Sergey Radchenko, giáo sư sử học tại Trường Nghiên cứu quốc tế Johns Hopkins, viết trên Twitter.

“Tôi không nhìn thấy bất kỳ điều gì có lợi cho Ukraine trong trường hợp này. Thêm hạ tầng bị phá, thêm cơ sở sản xuất điện phải dừng hoạt động, thêm hạn chế đối với chiến dịch phản công và lựa chọn hậu cần cho Ukraine”, Stephane Audrand, một nhà phân tích độc lập về rủi ro quốc tế, đánh giá.

Nguy cơ đập thuỷ điện Nova Kakhovka ở vùng Kherson do Nga kiểm soát bị tấn công đã được nêu ra từ tháng 10 năm ngoái, bởi cả phía Nga và Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga “phá hoại” con đập. Nga gọi đó là lời “dối trá”.

Lịch sử hiện đại có nhiều ví dụ về việc phá đập thuỷ điện để gây lũ ở châu Âu nhằm mục đích phản công hoặc phòng vệ.

Năm 1941, Liên Xô cho nổ con đập lớn ở vùng Zaporizhzhia của Ukraine để làm chậm đà tiến quân của Đức quốc xã.

Tháng 5/1943, Không quân Hoàng gia Anh đánh bom các đập thuỷ điện ở Đức trong thung lũng Ruhr, trái tim công nghiệp của Đức. Chiến dịch do phi đội 617 RAF đã phá huỷ 2 con đập và gây hư hại cho con đập thứ 3. Chiến dịch này được dựng thành phim “Những kẻ phá đập” năm 1955.

Gây lụt cũng là một chiến thuật được sử dụng trong Thế chiến 1.

Mùa thu năm 1914, trong trận chiến Yser, quân Pháp và Bỉ gây lũ lụt nhân tạo để làm chậm đà tiến quân của Đức, khi quân Đức đang định vượt sông Yser vào Durkirk.

IAEA nói về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 6/6 cho biết các chuyên gia của họ đang “theo dõi chặt chẽ tình hình” và xác định “không có nguy cơ mất an toàn hạt nhân ngay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang AP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN