Đảo quốc mới chuyển quan hệ từ Đài Loan sang TQ: Một tỉnh nhất định không chịu, đòi tách
Tỉnh Malaita thuộc Solomon – đảo quốc rộng lớn ở Thái Bình Dương – cho biết, họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để tách khỏi đất nước. Tỉnh này tuyên bố sẽ không chuyển quan hệ ngoại giao chính thức từ Đài Loan sang Trung Quốc.
Solomon thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc vào năm ngoái (ảnh: Reuters)
Chiếm 1/4 dân số Solomon, tỉnh Malaita từ lâu đã nuôi hy vọng trở thành quốc gia độc lập. Tỉnh này có truyền thống quan hệ thân thiện với Mỹ và Đài Loan.
Malaita tuyên bố, họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để độc lập, bất chấp chính quyền Solomon có công nhận kết quả hay không.
“Đã đến lúc người dân Malaita tự quyết định việc có sẵn sàng trở thành một phần của đất nước này hay không”, Daniel Suidani – Thủ hiến của Malaita – phát biểu.
Trong khi đó, chính quyền Solomon khẳng định, họ sẽ tiếp tục gây áp lực để buộc Malaita chấp nhận quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
“Tự quyết là quyền cơ bản của mỗi con người. Không một thế lực nào có thể phủ nhận điều đó và ép chúng ta phục vụ cho tham vọng của họ”, ông Daniel Suidani nói.
Malaita – tỉnh lớn nhất của Solomon – trước đó đã tuyên bố không chấp nhận quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và giữ nguyên quan hệ truyền thống với Đài Loan.
Nằm ở phía bờ Bắc của Úc, đảo quốc Solomon với hơn 600.000 dân, được đánh giá là có vị trí quan trọng chiến lược ở Thái Bình Dương. Solomon đã chuyển quan hệ ngoại giao chính thức từ Đài Loan sang Trung Quốc từ năm ngoái.
Trong khi Bắc Kinh hứa hẹn giúp Solomon phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tỉnh Malaita sau đó tuyên bố không chấp nhận việc từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Malaita cho biết, họ đang thảo luận với Mỹ về kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu hiện đại.
Quan hệ giữa tỉnh Malaita với chính phủ Solomon ngày càng trở nên gay gắt sau khi một chuyến hàng hỗ trợ y tế từ Đài Loan cho tỉnh Malaita bị giữ lại ở Honiara – thủ đô Solomon.
Dịch Covid-19 đang phơi bày một trong những bất bình đẳng sâu sắc và tồn tại lâu đời nhất thế giới: Phân phối lương...
Nguồn: [Link nguồn]