Đảo chính ở Niger: ECOWAS chần chừ can thiệp, chính quyền quân sự chiếm ưu thế?

Một tuần kể từ khi thời hạn chót Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đặt ra với Niger trôi qua, không có dấu hiệu cho thấy chính quyền quân sự Niger sẽ lùi bước trước những lời cảnh báo can thiệp quân sự.

Người dân Niger đi bộ trên đường ở thủ đô Niamey vào ngày 13/8/2023.

Người dân Niger đi bộ trên đường ở thủ đô Niamey vào ngày 13/8/2023.

Hôm 10/8, ECOWAS đã tuyên bố đặt lực lượng thường trực trong tình trạng sẵn sàng can thiệp quân sự vào Niger, trong đó Nigeria, Benin, Senegal và Bờ Biển Ngà là các quốc gia chủ trương lựa chọn giải pháp quân sự.

Nhưng đến nay, vẫn chưa rõ khi nào ECOWAS sẽ triển khai quân đội, hoặc triển khai theo cách nào. Quá trình chuẩn bị của ECOWAS có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng. Trong khoảng thời gian này, phe đảo chính ở Niger đang tỏ ra chiếm ưu thế, các nhà phân tích nói trên AP.

"Có vẻ như phe đảo chính đã thắng thế và họ sẽ tiếp tục nắm quyền. Phe đảo chính đang chiếm ưu thế, củng cố quyền lực", Ulf Laessing, người đứng đầu chương trình Sahel thuộc Quỹ Konrad Adenauer có trụ sở ở Đức, nhận định.

ECOWAS có thể sẽ không can thiệp quân sự vì không đảm bảo có thể đạt mục tiêu chớp nhoáng và nguy cơ Niger chìm trong nội chiến kéo dài, ông Laessing nói. "ECOWAS và phương Tây không can thiệp nếu không chắc chắn. Thay vào đó, họ có thể hối thúc chính quyền quân sự đồng ý đặt ra thời hạn chuyển giao quyền lực trong hòa bình".

Châu Âu và Mỹ không có cách nào khả dĩ hơn là công nhận phe đảo chính để tiếp tục chiến lược chống khủng bố ở khu vực, ông Laessing nói.

"Việc các lãnh đạo quân sự hủy họp vào ngày 12/8 cho thấy ECOWAS chỉ coi sử dụng vũ lực là giải pháp cuối cùng", Nate Allen, phó giáo sư đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi có trụ sở ở Ethiopia, nói. "Cuộc can thiệp quân sự đặt ra thách thức lớn, không chỉ trong nội bộ ECOWAS mà còn cả phương tây và cộng đồng quốc tế. Ở phía bên kia, phe đảo chính cũng tuyên bố lập trường cứng rắn".

"ECOWAS yêu cầu phe đảo chính Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum. Điều này không thể thực hiện được. Dù ông Bazoum có từ chức hay không, ông ấy sẽ không còn có thể là Tổng thống Niger", Garba Saidou, một nhà hoạt động địa phương ủng hộ chính quyền quân sự, nói.

Phe đảo chính cũng cảnh báo sẽ sát hại ông Bazoum nếu khối Tây Phi và phương Tây can thiệp quân sự, hai quan chức phương Tây giấu tên nói với AP.

Một điểm khác biệt so với các cuộc đảo chính trước đây ở Tây Phi là người dân địa phương tỏ ra ủng hộ phe đảo chính, không có làn sóng biểu tình phản đối.

"Chúng tôi rất vui vì đã có một cuộc đảo chính. Bây giờ mọi người có thể ra đường mà không gặp vấn đề gì... nhưng nếu ECOWAS tấn công Niger, điều đó sẽ vượt qua lằn ranh đỏ,” cư dân địa phương tên Saidou Issaka nói.

Moussa Ahmed, một chủ cửa hàng bán lương thực ở Niamey, nói giá thực phẩm đã tăng 20% kể từ sau cuộc đảo chính và tình trạng mất điện diễn ra phổ biến. Ahmed nói cuộc đảo chính đã trôi qua và người dân chỉ muốn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình trạng sức khỏe của Tổng thống Niger bị phe đảo chính lật đổ

Tình trạng sức khỏe của ông Mohamed Bazoum được cộng sự thân cận tiết lộ vào ngày 12/8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - AP ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN