Đảo chính ở Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội, đối mặt án tù

Hôm 3.2, cảnh sát Myanmar cáo buộc lãnh đạo nước này – bà Aung San Suu Kyi – có hành vi vi phạm lệnh xuất nhập khẩu khi “nhập thiết bị liên lạc từ nước ngoài trái phép”. Bà Suu Kyi bị giam giữ ít nhất đến ngày 15.2 để “phục vụ điều tra”.

Bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam, đối mặt án tù 3 năm (ảnh: Reuters)

Bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam, đối mặt án tù 3 năm (ảnh: Reuters)

Cảnh sát Myanmar cho hay, họ đã khám xét nhà riêng của bà Suu Kyi và phát hiện ít nhất 10 chiếc bộ đàm được nhập khẩu trái phép từ nước ngoài. Với cáo buộc vi phạm lệnh xuất nhập khẩu, nữ lãnh đạo Myanmar có thể đối mặt với án 3 năm tù giam.

Theo các nguồn tin, hiện tại, bà Suu Kyi đang bị quản thúc ở nhà riêng tại thủ đô Naypyitaw.

Ngoài bà Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint cũng bị cảnh sát cáo buộc vi phạm luật quản lý thiên tai.

Theo cáo buộc từ phía cảnh sát, ông Myint đã không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 khi tham gia một sự kiện tụ tập hàng trăm người hồi tháng 9.2020.

Ông Myint đối mặt án 3 năm tù giam nếu bị kết tội.

Bà Suu Kyi và ông Win Myint là hai lãnh đạo hàng đầu ở Myanmar. Hai người bị quân đội Myanmar bắt giữ sau vụ đảo chính ngày 1.2.

Phát ngôn viên đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – Kyi Toe – đã xác nhận thông tin bà Suu Kyi và ông Win Myint bị cảnh sát quản thúc.

“Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, bà Su Kyi bị quản thúc ít nhất đến ngày 15.2”, ông Kyi Toe nói.

NLD hôm 3.2 cho biết, văn phòng của đảng này ở nhiều nơi tại Myanmar đã bị đột nhập trái phép. Nhiều tài liệu, máy tính xách tay bị thu giữ không rõ nguyên nhân. NLD kêu gọi người dân chống lại hành vi “coi thường pháp luật” của quân đội Myanmar.

Phong trào biểu tình của người dân và đình công của các y bác sĩ đang lan rộng ở nhiều thành phố Myanmar. Người dân Myanmar yêu cầu quân đội nước này thả bà Suu Kyi và gọi cáo buộc của cảnh sát là “lố bịch”.

Biểu tình phản đối việc bà Suu Kyi bị quân đội giam giữ (ảnh: Reuters)

Biểu tình phản đối việc bà Suu Kyi bị quân đội giam giữ (ảnh: Reuters)

“Chúng tôi không thể chấp nhận được việc quân đội kiểm soát đất nước. Chúng tôi sẽ biểu tình, đình công cho đến khi nào đạt được mục đích mới thôi. Chúng tôi đi theo con đường bất bạo động. Đây là điều bà Suu Kyi mong muốn”, Myo Mon, 49 tuổi – bác sĩ đang đình công ở Myanmar – nói.

Việc các bác sĩ, nhân viên y tế ở ít nhất 70 bệnh viện tại 30 thành phố Myanmar đồng loạt đình công khiến nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 ở nước này thêm khó khăn.

Nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) hôm 3.2 cũng phát thông điệp ủng hộ người biểu tình ôn hòa ở Myanmar và lên án vụ đảo chính. G7 kêu gọi quân đội Myanmar tôn trọng cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 năm ngoái.

“Chúng tôi kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt ngay tình trạng khẩn cấp, khôi phục quyền lực cho chính quyền dân cử. Trả tự do cho tất cả các lãnh đạo đang bị bắt giam”, G7 tuyên bố.

Theo các chuyên gia, Myanmar đứng trước nguy cơ bị nhiều nước trừng phạt sau vụ đảo chính hôm 1.2.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo chính ở Myanmar: Vì sao quân đội giấu kín tình trạng của bà Suu Kyi?

Không đưa ra bất cứ lý do nào, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục giam giữ nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Thông tin chính thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN