Đánh bắt trai khổng lồ, người Trung Quốc đang hủy hoại Biển Đông như thế nào

Những hành động hủy họa môi trường của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải bị lên án và các quốc gia trong khu vực cần chung tay để ngăn chặn và từ đó bảo vệ hệ sinh thái của một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới.

Trung Quốc đánh bắt cạn kiệt trai khổng lồ ở Biển Đông.

Trung Quốc đánh bắt cạn kiệt trai khổng lồ ở Biển Đông.

Theo Bloomberg, những con trai biển còn sống hay đã chết thậm chí còn không quan trọng với ngư dân Trung Quốc. Bởi họ chỉ muốn khai thác lấy vỏ, dùng làm đồ trang sức.

Nhu cầu trai khổng lồ ở quê nhà đã thúc đẩy ngư dân Trung Quốc đổ ra Biển Đông đánh bắt trai. Hoạt động khai thác sơ sài và tận diệt này còn đe dọa đến các rạn san hô tồn tại từ hàng ngàn năm.

Bắt đầu đầu những năm 2010, Trung Quốc không ngừng khai thác trai khổng lồ với số lượng lớn bằng vô số những tàu đánh cá tập trung quanh một tàu cỡ lớn, gọi là tàu mẹ. Các tàu này hoạt động xa vùng biển Trung Quốc, thậm chí còn tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác ở Biển Đông.

Khi các đội tàu thuyền này tìm thấy rạn san hô ở vùng nước nông, ngư dân  Trung Quốc bắt đầu cào trai với số lượng lớn. Những vỏ trai đẹp có giá tới hàng ngàn ở thị trường trên đảo Hải Nam.

Các tàu cá Trung Quốcc chỉ cần lấy vỏ, không cần biết trai khổng lồ sống hay chết.

Các tàu cá Trung Quốcc chỉ cần lấy vỏ, không cần biết trai khổng lồ sống hay chết.

Theo Bloomberg, nếu những con trai khổng lồ còn sống thì ngư dân Trung Quốc xẻ làm thực phẩm hoặc đơn giản là vứt xuống biển, chỉ lấy vỏ. Những vỏ trai khổng lồ được chạm khắc tinh xảo còn có giá trị tới cả triệu USD.

Ước tính hơn 10.000 hécta rạn san hô đã bị tàn phá theo cách này, theo  chuyên gia John McManus đến từ Đại học Miami ở Mỹ. Đây là một trong những bằng chứng được trình lên Tòa Trọng Tài quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines năm 2016.

Phán quyết của Tòa Trọng Tài được coi là “cái tát trời giáng” vào tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Bắc Kinh. Ở thời điểm đó, hoạt động khai thác trai khổng lồcủa ngư dân Trung Quốc có vẻ lắng xuống, có thể do chỉ đạo từ chính quyền hoặc vỏ trai khổng lồ đơn giản là không còn giá trị cao như trước.

Nhưng dù thế nào, các đội tàu Trung Quốc lại quay trở lại từ cuối năm ngoái, sử dụng các máy thủy lực để bắt trai khổng lồ ở những rạn san hô sâu hơn, không khai thác được theo cách bình thường. Khai thác theo kiểu tận diệt như vậy rõ ràng ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, sự tồn tại của các loài  cá, theo Bloomberg.

Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trai khổng lồ trái phép ở Biển Đông. Ảnh: CSIS.

Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trai khổng lồ trái phép ở Biển Đông. Ảnh: CSIS.

Hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định, việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như đã được nêu trong công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.

Ở thời điểm đó, các đội tàu đánh bắt trai khổng lồ của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển gần khu vực đá Bông Bay, đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS).

Việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Các quốc gia cũng cần tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về môi trường, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Dầu mỏ không phải là thứ được thèm nhất ở Biển Đông

Trái với quan điểm cho rằng mâu thuẫn ở Biển Đông là do cơn khát dầu mỏ dưới đáy biển, thực tế cho thấy một nguồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN