Đằng sau vụ tiêm kích F/A-18F của Mỹ bị bắn rơi ở Biển Đỏ

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Vụ tiêm kích F/A-18F của hải quân Mỹ bị tuần dương hạm USS Gettysburg bắn nhầm khi đang làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ đã làm dấy lên nhiều nghi vấn. Các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhận định về nguyên nhân và những sai lầm tiềm tàng trong tình huống này.

Tiêm kích F/A-18F bay gần tàu sân bay USS Harry S. Truman. Ảnh: Insider.

Tiêm kích F/A-18F bay gần tàu sân bay USS Harry S. Truman. Ảnh: Insider.

Tiêm kích Mỹ bị tàu chiến bắn nhầm khi đang tiếp dầu

Hải quân Mỹ gần đây xác nhận tiêm kích F/A-18F cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman bị tuần dương hạm USS Gettysburg bắn rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không.

Theo Bộ Tư lệnh Không quân Hải quân Đại Tây Dương (AIRLANT), vụ việc xảy ra vào sáng ngày 22/12 khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman hoạt động ở Biển Đỏ nhằm đối phó lực lượng Houthi tại Yemen.

Tiêm kích F/A-18F bay tuần tra trên không để bảo vệ nhóm tác chiến khỏi các mối đe dọa từ UAV tự sát và tên lửa chống hạm của lực lượng Houthi ở Yemen.

Chiếc máy bay sau đó bị tàu chiến bắn nhầm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu. Chưa rõ chiếc F/A-18F đóng vai trò máy bay tiếp dầu hay đang nhận nhiên liệu từ đồng đội. Hải quân Mỹ đôi khi vẫn sử dụng tiêm kích F/A-18F với nhiệm vụ tiếp dầu cho các máy bay khác.

Điều may mắn là hai thành viên phi hành đoàn đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm và được lực lượng cứu hộ trên biển nhanh chóng đưa về an toàn. Tuy nhiên, một trong hai người đã bị thương nhẹ. Một tiêm kích F/A-18F thông thường được vận hành bởi một phi công và một sĩ quan phụ trách vũ khí ngồi ở hàng ghế thứ hai.

Đây không phải lần đầu xảy ra tình trạng bắn nhầm khi Mỹ và đồng minh thực hiện nhiệm vụ răn đe lực lượng Houthi ở Biển Đỏ.

Tiêm kích F/A-18F cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman trong nhiệm vụ chiến đấu vào tháng 12. Ảnh: Insider.

Tiêm kích F/A-18F cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S. Truman trong nhiệm vụ chiến đấu vào tháng 12. Ảnh: Insider.

Hồi tháng 2, một tàu khu trục Đức từng vô tình khai hỏa vào UAV MQ-9 Reaper của Mỹ. May mắn là lỗi kỹ thuật đã khiến UAV không bị phá hủy. Theo quân đội Đức, sự cố xảy ra do UAV Mỹ thiếu hệ thống nhận diện địch-ta (IFF).

Chuyên gia nêu lý do máy bay bị bắn nhầm

Sự việc xảy ra gần đây khiến nhiều chuyên gia quân sự đặt câu hỏi về nguyên nhân và những yếu tố kỹ thuật dẫn đến sai sót nghiêm trọng.

Joseph Trevithick, biên tập viên của chuyên trang quân sự The War Zone (TWZ), nhận định: “Tiêm kích F/A-18F khi thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu thường có đường bay ổn định, rất dễ nhận dạng và không có đặc điểm giống bất các mục tiêu thù địch nào đang uy hiếp nhóm tàu chiến. Đây là một sai lầm rất khó hiểu”.

USS Gettysburg, tàu chiến bắn hạ chiếc F/A-18F, là tuần dương hạm lớp Ticonderoga hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Nó vừa được nâng cấp toàn diện để cải thiện khả năng nhận diện mục tiêu và phòng không. 

Trevithick nhấn mạnh: “Hệ thống radar và khả năng tác chiến của tàu USS Gettysburg đủ tinh vi để phân biệt rõ đồng đội và mối đe dọa thực sự. Việc bắn nhầm là điều khó chấp nhận và cần điều tra kỹ lưỡng”.

Tàu tuần dương tên lửa USS Gettysburg di chuyển ở khu vực Trung Đông vào tháng 12. Ảnh: Insider.

Tàu tuần dương tên lửa USS Gettysburg di chuyển ở khu vực Trung Đông vào tháng 12. Ảnh: Insider.

radley Martin, cựu chỉ huy tác chiến Hải quân Mỹ và hiện là chuyên gia tại Tập đoàn RAND, nói trên tờ Insider rằng lỗi hệ thống hoặc sai sót của con người là hai nguyên nhân có khả năng cao nhất. Ông giải thích: “Trong môi trường chiến đấu căng thẳng và liên tục thay đổi, xác suất xảy ra sai sót hoặc lỗi hệ thống luôn hiện hữu. Hệ thống nhận diện có thể trục trặc, hoặc quỹ đạo của máy bay đồng đội đôi khi lại tương đồng với các mối đe dọa”.

Martin cũng cho biết, cường độ phòng không của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ đã tăng đáng kể trong suốt một năm qua để đối phó với tên lửa và UAV của lực lượng Houthi. “Các binh sĩ có thể chỉ có vài phút, hoặc vài giây để đưa ra quyết định và đôi khi sai sót vẫn xảy ra”, Martin nói. “Tôi nghĩ chúng ta cần lưu ý rằng hải quân Mỹ đã phải liên tục đối phó các mối đe dọa ở Biển Đỏ với tần suất lớn nhất trong hàng thập kỷ”.

Không phải điều hiếm gặp

Theo tờ Insider, các chuyên gia nhấn mạnh rằng bắn nhầm không phải hiện tượng hiếm gặp trong các cuộc xung đột quân sự. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, cường kích A-10 Warthog của Mỹ từng tấn công nhầm phương tiện bọc thép của quân đội Anh, khiến 9 binh sĩ thiệt mạng. Một sự cố khác xảy ra khi tiêm kích F-15 của Mỹ bắn rơi hai trực thăng Black Hawk đang làm nhiệm vụ nhân đạo làm 26 người thiệt mạng.

Những trường hợp bắn nhầm không chỉ gây thiệt hại về nhân mạng mà còn làm giảm uy tín và hiệu quả chiến đấu. Vụ việc xảy ra gần đây ở Biển Đỏ cho thấy hải quân Mỹ cần phải đánh giá lại khả năng phối hợp giữa các lực lượng cũng kiểm tra lại hệ thống nhận diện địch-ta để tránh các sự cố tương tự.

Quân đội Mỹ cho biết vô tình bắn hạ một trong những máy bay chiến đấu của mình trên biển Đỏ hôm 22-12.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Insider, TWZ ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN