Đằng sau việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ
Bộ Quốc phòng Nhật bản chính thức đề xuất mức tăng ngân sách 8,3%, lớn nhất trong hơn 2 thập kỷ, trong bối cảnh Trung Quốc ráo riết hiện đại hóa quân đội và mối đe dọa từ Triều Tiên gia tăng.
Binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Theo CNN, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố đề xuất ngân sách quốc phòng lên tới 51,9 tỉ USD, nói rằng mức tăng ngân sách kỷ lục là cần thiết để đối phó với những mối đe dọa mới, bao gồm khía cạnh an ninh mạng, vũ trụ và tác chiến điện tử.
Trong khoản ngân sách quốc phòng mới đề xuất, Bộ Quốc phòng Nhật thông báo chi 690 triệu USD để mở rộng lực lượng phòng vệ vũ trụ và nâng cao hệ thống giám sát không gian, 340 triệu USD để xây dựng lực lượng phòng thủ không gian mạng và nâng cao năng lực tác chiến điện tử.
Khoản ngân sách 51,9 tỉ USD do Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất vẫn cần quốc hội thông qua vào cuối năm nay. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là năm thứ 9 liên tiếp Nhật Bản tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng.
Stephen Nagy, phó giáo sư chuyên ngành chính trị tại Đại học International Christian ở Tokyo, nói mức tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục của Nhật Bản sẽ giúp cân bằng mức tăng trưởng về quân sự của các cường quốc trong khu vực.
Đây được coi là mức tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong hơn 2 thập kỷ của Nhật Bản, tương xứng với mức chi tiêu quốc phòng tăng cao của các nước khác ở Đông Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc hay vùng lãnh thổ Đài Loan, ông Nagy nói.
Trung Quốc đã thông báo tăng 6,6% ngân sách quốc phòng vào tháng 5.2020, nâng tổng mức ngân sách quốc phòng Trung Quốc lên tới 178 tỉ USD.
Nhật Bản đã thể hiện sự sẵn sàng mở rộng vai trò trong khu vực.
“Số tàu chiến Trung Quốc đóng mới hàng năm còn lớn hơn số lượng tàu chiến mà hải quân Anh đang có”, ông Nagy nói. “Kể từ năm 2000, Trung Quốc luôn giữ mức tăng ngân sách quốc phòng xấp xỉ 10%, mở rộng hoạt động quân sự trên toàn cầu, nên Nhật Bản cũng phải có mức tăng tương tự”.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản để ngỏ khả năng tăng thêm chi tiêu quốc phòng vì nước này chưa “chốt” kế hoạch thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
Nhật Bản đã đề xuất 3 phương án triển khai hệ thống radar và bệ phóng tên lửa trên biển để thay thế cho hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis trên bộ. Dự án bị hủy bỏ vì sự phản ứng của người dân tại tỉnh Yamaguchi và Akita.
Heigo Sato, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Thế giới tại Đại học Takushoku, Tokyo, nói mức tăng chi tiêu quốc phòng là để đối phó với mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cần tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Tokyo tự chủ hơn.
“Giai đoạn cố gắng khống chế ngân sách quốc phòng đã qua”, ông Sato nói.
Ông Sato cho rằng, mức tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật có thể là di sản từ thời cựu Thủ tướng Abe Shinzo, chứ chưa phản ánh quyết sách mới của tân Thủ tướng SUGA Yoshihide.
Bên cạnh đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tăng chi tiêu quốc phòng để đóng vai trò lớn hơn trong liên minh giữa Mỹ và các quốc gia khác ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Nagy nói nền kinh tế Mỹ bị tổn hại lớn vì đại dịch Covid-19, nên Nhật Bản sẽ phải chịu sức ép để đóng vai trò lớn hơn vào an ninh chung ở Đông Á.
“Với đề xuất tăng ngân sách quốc phòng, Nhật Bản đã sẵn sàng tiến lên phía trước, san sẻ gánh nặng với Mỹ cũng như thể hiện cam kết trong liên minh”, ông Nagy nhận định.
Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh muốn Tokyo biết rằng nước này sẵn sàng giảm sự hiện diện của các tàu hải cảnh ở quần...
Nguồn: [Link nguồn]