Đằng sau tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao bất thường ở Indonesia

Các bệnh viện tại Indonesia đang thiếu rất nhiều nhân viên và giường cho bệnh nhân cần điều trị Covid-19. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, Indonesia có thể trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới khi tỷ lệ tử vong vì virus cao nhất khu vực.

Theo các chuyên gia, Indonesia đang phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm mới Covid-19 do phản ứng chậm với dịch bệnh và hệ thống cơ sở y tế hạn chế.

Tính đến ngày 25.3, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 790 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 58 người tử vong. Tỷ lệ người tử vong vì Covid-19 tại Indonesia là 7,3%, cao nhất Đông Nam Á. Đáng nói, Indonesia không phải quốc gia có dân số già.

Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm mô hình toán học về bệnh truyền nhiễm tại London, Anh, hôm 23.3 cho rằng, chỉ có 2% số ca nhiễm Covid-19 tại Indonesia được phát hiện. Nếu tính toán này là chính xác, số người nhiễm virus thực tế tại Indonesia có thể lên tới hơn 34.000 trường hợp.

Khử trùng Covid-19 tại địa điểm công cộng ở Indonesia (ảnh: Straitstimes)

Khử trùng Covid-19 tại địa điểm công cộng ở Indonesia (ảnh: Straitstimes)

Kịch bản tồi tệ nhất từ một số chuyên gia y tế Indonesia cho rằng, số ca nhiễm Covid-19 có thể lên tới 5 triệu người tại thủ đô Jakarta vào cuối tháng 4.

“Chúng tôi đã mất kiểm soát, virus đang lan rộng khắp nơi. Có lẽ chúng tôi đang gần trở nên giống với Vũ Hán hoặc Italia”, ông Ascobat Gani, một chuyên gia y tế tại Indonesia cho biết.

Tuy nhiên, chính phủ Indonesia đang cố trấn an người dân rằng dịch bệnh sẽ không quá nghiêm trọng.

“Dịch bệnh tại Indonesia sẽ không như Vũ Hán hay Italia. Điều quan trong là phải phổ biến kiến thức đến người dân và giữ khoảng cách”, ông Achmad Yurianto, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia, cho biết.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao tại Trung Quốc là hệ thống y tế.

Hệ thống y tế tại Indonesia được đánh giá là yếu hơn rất nhiều so với những quốc gia đang bị tấn công mạnh bởi Covid-19.

Một người dân Indonesia đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Một người dân Indonesia đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Indonesia, đất nước với hơn 260 triệu dân này chỉ có có 321.544 giường bệnh. Tỷ lệ là 12 giường bệnh/ 10.000 người.

WHO đã từng cảnh báo khi phát hiện Indonesia chỉ có 4 bác sĩ/10.000 dân. Nếu so sánh thì Italia – quốc gia có nhiều người tử vong nhất thế giới vì Covid-19 tính đến thời điểm này, có số bác sĩ đông gấp 10 lần Indonesia và Hàn Quốc là gấp 6 lần.

“Các bệnh viện vẫn chưa sẵn sàng để điều trị cho quá nhiều người nhiễm virus”, tiến  sĩ Budi Waryanto, một chuyên gia dịch tễ học đến từ Đại học quốc gia Indonesia, cho biết

Mặc dù mới có vài trăm người nhập viện điều trị do Covid-19, nhưng một số bác sĩ cho biết, họ đang rất căng thẳng. Một số y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ nên phải mặc áo choàng mỏng, thậm chí là áo mưa.

8 bác sĩ và 1 y tá đã tử vong vì Covid-19, theo Hiệp hội y bác sĩ Indonesia.

Một người dân tại Indonesia được phun thuốc khử trùng trên người (ảnh: Straitstimes)

Một người dân tại Indonesia được phun thuốc khử trùng trên người (ảnh: Straitstimes)

“Chúng tôi phải tự trang bị đồ bảo hộ cho mình khi đi làm. Tuy nhiên, một số đồ bảo hộ của chúng tôi có thể không đạt chuẩn. Các đồng nghiệp của tôi, từng người một, đang đối mặt với nguy cơ nhiễm virus”, một bác sĩ giấu tên tại Indonesia chia sẻ.

Chính phủ Indonesia cho biết, trong tuần này sẽ cấp thêm 175.000 đồ bảo hộ y tế cho nhân viên y tế trong cả nước. Một bệnh viện mới tại Jakarta vừa được khánh thành với 24.000 giường bệnh và các bác sĩ nhận được cam kết rằng sắp có thêm 500.000 bộ xét nghiệm Covid-19 đến từ Trung Quốc.

Ngoài Covid-19, Indonesia còn đang phải “căng mình” đối phó với dịch sốt xuất huyết đang ở mùa cao điểm, làm tăng nhu cầu khám chữa bệnh. Trước đó, nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại rằng, các triệu chứng của Covid-19 rất dễ bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc sống ở châu lục duy nhất không có người nhiễm Covid-19

Cuộc sống của một số ít người ở Nam Cực, tuy không bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng cũng chẳng mấy thoải mái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Straitstimes ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN