Đằng sau tham vọng đăng cai World Cup của Trung Quốc
Mặc dù Trung Quốc chỉ đủ điều kiện tham dự World Cup duy nhất một lần vào năm 2002, nước này vẫn đang rất để mắt đến sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.
Người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đến Nga xem World Cup 2018
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) vừa đăng bài viết về tham vọng đăng cai World Cup trong tương lai của Trung Quốc.
“Các cổ động viên hãy kiên nhẫn, Trung Quốc vẫn đang chơi trò chơi dài hạn để đăng cai World Cup”, SCMP đặt tựa đề bài viết.
Theo SCMP, năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng vào trước năm 2049, Trung Quốc sẽ đăng cai và vô địch một World Cup.
2049 là năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng là năm Trung Quốc dự kiến hoàn thành mục tiêu 100 năm thứ hai của mình: trở thành nước phát triển toàn diện và đầy đủ.
Khẩu hiệu của ông Tập đã xuất hiện trên khắp đất nước Trung Quốc thời gian đó.
CĐV Trung Quốc chụp ảnh tại sân vận động Nga
Tuy nhiên, trong World Cup 2018 năm nay ở Nga, đội tuyển quốc gia Trung Quốc không đủ điều kiện tham gia. Đây không phải điều ngạc nhiên. Nước này chỉ đủ điều kiện một lần vào năm 2002, và không ghi bàn thắng nào trong giải đấu.
Nhưng Trung Quốc vẫn có mặt tại World Cup 2018 với tư cách là nhà tài trợ nổi bật. Quảng cáo của các công ty Trung Quốc xuất hiện trên khắp các sân vận động Nga.
Và trò dự đoán “World Cup Bracket Challenge” của FIFA cũng được giới thiệu bởi Wanda, tập đoàn có người đứng đầu là Vương Kiện Lâm - một trong những người giàu nhất Trung Quốc.
Mặc dù sự tham gia của Trung Quốc vào World Cup 2018 bị hạn chế, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của FIFA, theo SCMP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt tay các cầu thủ nhí trong trận giao hữu U12 Trung Quốc và Đức
Vào ngày 13.6, đêm trước khi World Cup 2018 khai mạc, FIFA tổ chức phiên họp thứ 68. Trong phiên họp có chương trình bỏ phiếu nơi đăng cai World Cup 2026 với hai ứng viên: Maroc và nhóm quốc gia Bắc Mỹ: Mỹ Canada và Mexico.
Kết quả được công bố ngay sau đó: 134 phiếu bầu cho Bắc Mỹ, 65 phiếu cho Maroc.
Trung Quốc đã bỏ phiếu cho Maroc. Một trong những lý do rõ ràng nhất cho hành động này dường như là Trung Quốc muốn ghi điểm với Hicham El Amrani, người đứng đầu ủy ban đăng cai World Cup 2026 của Maroc và cựu tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF).
Ông El Amrani từng nói chuyện trực tiếp với Phó Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc Zhang Jian: “Tôi chúc đội tuyển quốc gia Trung Quốc đủ điều kiện tham dự World Cup vào năm 2026. Nhưng ngay cả khi họ không đủ điều kiện, chúng tôi cũng mời họ đến thăm Maroc xinh đẹp khi ngày càng nhiều người Maroc đến Trung Quốc để khám phá đất nước lớn của bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón họ với vòng tay rộng mở, cho dù có World Cup hay không”.
Trong cuộc bầu cử chủ tịch FIFA vào tháng 1.2016, các ứng cử viên cũng khen ngợi Trung Quốc theo nhiều cách khác nhau.
Một nữ công nhân Trung Quốc sản xuất gấu bông trong dịp World Cup 2018
Hoàng tử Ali bin al-Hussein của Jordan thảo luận về khả năng xây dựng trụ sở châu Á của FIFA ở Bắc Kinh và việc Trung Quốc tổ chức World Cup.
Salman bin Ibrahim al-Khalifa, người đứng đầu Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), thì khen ngợi sự ủng hộ phát triển bóng đá của ông Tập.
Hiện không rõ khi nào Trung Quốc định đăng cai World Cup. Ban đầu, quốc gia này định “tranh cử” cho World Cup 2026 nhưng đã phải trì hoãn do chính sách xoay vòng của FIFA. Do đó, năm sớm nhất Trung Quốc có thể đăng cai World Cup là 2034.
Trong khi đó, các hành động của Trung Quốc dường như đều thể hiện sự chuẩn bị cho con đường đăng cai phía trước. Và quyết định bầu cho Maroc thay vì Bắc Mỹ dường như cho thấy Mỹ không phải là nhân tố quan trọng trong mục tiêu này của Trung Quốc.
Theo SCMP, việc Trung Quốc cố gắng đăng cai World Cup còn có một ẩn ý khác. Nó như nhắn nhủ thông điệp: người Trung Quốc muốn không gian riêng và có ước nguyện riêng, và việc Trung Quốc lúc nào cũng “vâng lời” Mỹ chỉ là quá khứ.
“Putin được che ô, để cho tất cả mọi người khác ướt sũng. Sự hiếu khách của nước Nga”, một người dùng mạng...