Đằng sau "phép màu thịt lợn" của TQ
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc ngày càng gia tăng mà giá thịt lại tăng phi mã, các trang trại nuôi lợn của quốc gia tỷ dân đang tìm mọi cách cho lợn lớn nhanh.
Lợn ở Trung Quốc trong thời điểm này được coi trọng như “bảo bối” (ảnh: The Guardian)
Ở nhiều vùng nông thông Trung Quốc, người dân đã bắt đầu học cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để nuôi lợn tăng trưởng nhanh, ít khi bị nhiễm bệnh.
Trung Quốc là nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới và việc nước này nỗ lực đảm bảo nhu cầu ăn thịt lợn của người dân trong và sau dịch Covid-19 xứng đáng được gọi là “phép màu thịt lợn”, The Guardian nhận xét.
Mỗi năm, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 54 triệu tấn thịt lợn. Trước áp lực nhu cầu thịt lợn gia tăng, chính phủ nước này đang khuyến khích người dân áp dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào việc nuôi lợn.
Sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi năm ngoái đã giết chết khoảng một nửa đàn lợn của Trung Quốc. Tỷ lệ lợn chết khi nhiễm tả lợn châu Phi gần như là 100%. Trong khi các nhà khoa học nỗ lực điều chế vắc xin cho đàn lợn, dịch Covid-19 lại kéo đến khiến đời sống kinh tế của người dân Trung Quốc ngày càng khó khăn và giá thịt tăng mạnh.
Dịp trung thu năm nay, một số người Trung Quốc không tặng nhau bánh mà tặng thịt lợn như một món quà “xa xỉ”.
Trang trại lợn kiểu mới đặt trên núi cao (ảnh: The Guardian)
Việc chạy đua với thời gian để sản xuất vắc xin phòng tả lợn châu Phi ở Trung Quốc được cho là gấp rút không kém gì phát triển vắc xin Covid-19.
Ở nhiều địa phương, các trang trại nuôi lợn quy mô được chuyển lên đồi, núi, nói chung là tại nơi cao, thoáng đãng, vắng vẻ. Điều này giúp đàn lợn thêm khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Những món ăn từ thịt lợn là một phần quan trọng trong ẩm thực của người Trung Quốc.
7.000 năm trước công nguyên, người Trung Quốc đã thuần hóa lợn để nuôi lấy thịt. 70% lượng calo động vật của người Trung Quốc đến từ thịt lợn.
Trung Quốc là nước duy nhất thế giới có kho dự trữ thịt lợn quốc gia. Những kho này vận hành trong bí mật, bao gồm hàng triệu con lợn sống, hàng triệu tấn thịt lợn đông lạnh.
Kho thịt lợn dự trữ sẽ được mở, đưa ra thị trường nếu giá cả tăng một cách khó kiểm soát.
Ở Quảng Châu – địa phương đi tiên phong trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi lợn – người dân sẽ tỏ ra khó chịu nếu bạn hỏi quá nhiều về đàn lợn của họ. Tâm lý bảo vệ đàn lợn trong thời điểm này là rất cao, theo The Guardian.
Tả lợn châu Phi được cho là lây từ lợn rừng sang lợn nhà. Virus gây tả lợn rất dễ lây lan. Thậm chí xúc xích đã qua chế biến vẫn có thể mang mầm bệnh gây tả lợn.
Li Jianhu – một trong những chủ trang trại lợn lớn nhất tỉnh Phúc Kiến – kể lại, năm ngoái là thời điểm “thảm khốc nhất” trong sự nghiệp nuôi lợn của ông khi lợn chết hàng loạt do tả lợn châu Phi.
Li đã phải đóng cửa trang trại lợn trong một thời gian và đang gây dựng lại việc kinh doanh khi nuôi lợn theo công nghệ AI.
Ở Trung Quốc, 98% lợn được nuôi trong các chuồng trại nhỏ, dưới 100 con. Nguy cơ dịch bệnh lây lan từ mô hình này là rất cao.
Nuôi lợn có camera quan sát từng chuồng (ảnh: The Guardian)
“Trong các trang trại nuôi lợn kiểu mới của tôi. Lợn được nuôi sau những cánh cửa đóng kín, có camera theo dõi. Sự tiếp xúc giữa người và lợn cực kỳ ít”, Li nói.
Mô hình trang trại lợn kiểu mới của Trung Quốc được ví như một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh. Từng con lợn được theo dõi chặt chẽ xem có bệnh tật gì không. Khi cần có sự can thiệp của con người, nhân viên chăn lợn sẽ mặc đồ bảo hộ, khử trùng từ đầu đến chân mới được gặp lợn.
Ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để nuôi lợn ở Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ công ty NetEase – chuyên kinh doanh lĩnh vực game, công nghệ.
Một lần, Đinh Lôi – người sáng lập NetEase – đang ăn lẩu với bạn bè thì xảy ra tranh cãi xem thịt lợn của nhà hàng là thịt lợn quê tươi ngon hay thịt không tươi. Sau bữa lẩu, ông Đinh quyết định bắt tay vào nuôi lợn, sản xuất xuất thịt lợn công nghệ cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi dịch tả lợn châu Phi, cúm lợn H1N1 giết chết gần một nửa đàn lợn của Trung Quốc, việc chăn nuôi lợn giờ đây...