Đằng sau động thái “táo bạo” của Na Uy ở sườn Đông NATO

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc Na Uy triển khai tiêm kích F-35 tối tân và “lá chắn thép” NASAMS đến Ba Lan không chỉ để bảo vệ nút hậu cần trọng yếu của NATO, mà đằng sau đó còn có nhiều tính toán chiến lược.

Na Uy đang tăng cường vai trò của mình trong mạng lưới phòng không của NATO bằng cách triển khai máy bay chiến đấu F-35 Lightning II và hệ thống phòng không NASAMS đến Ba Lan, thông báo của Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết.

Mục đích của động thái "táo bạo" này được Na Uy đưa ra là nhằm bảo vệ không phận trên sân bay Rzeszów ở Jasionka, Ba Lan – nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 90 km.

Thông tin xuất hiện trong bối cảnh NATO tiếp tục củng cố sườn Đông của mình trước các mối đe dọa tiềm tàng.

Tiêm kích F-35 của Không quân Hoàng gia Na Uy tại Căn cứ Không quân Keflavik, Iceland, trong đợt triển khai của các đồng minh NATO Bắc Âu năm 2020. Ảnh: Defense Industry Europe

Tiêm kích F-35 của Không quân Hoàng gia Na Uy tại Căn cứ Không quân Keflavik, Iceland, trong đợt triển khai của các đồng minh NATO Bắc Âu năm 2020. Ảnh: Defense Industry Europe

Đáng chú ý, bên cạnh khí tài, Na Uy cũng đang triển khai khoảng 100 binh sĩ để hỗ trợ hoạt động này, với đợt triển khai sẽ diễn ra từ tháng 12 năm nay đến lễ Phục sinh vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.

Động thái này nhấn mạnh cam kết của Na Uy đối với chiến lược phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp của NATO vào thời điểm Ba Lan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong an ninh khu vực.

"Ba Lan đang nỗ lực không ngừng để đảm bảo cả nguồn cung dân sự và quân sự đều đến được Ukraine. Sân bay này cũng là trung tâm sơ tán y tế, một lĩnh vực mà Na Uy đã đi đầu", Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram nhấn mạnh.

"Na Uy sẽ đảm nhận trách nhiệm phòng không cho trung tâm hậu cần quan trọng nhất từ các quốc gia khác đến Ukraine", ông Gram cho biết trên X/Twitter hôm 2/12.

Việc triển khai này nhấn mạnh tầm quan trọng của sân bay Rzeszów. Đây là một nút hậu cần quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ đối với NATO và Ukraine. Hơn thế nữa, nó còn là biểu tượng cho quyết tâm của liên minh này trong việc chống lại các mối đe dọa đang phát triển ở Đông Âu.

Trong khi thông báo chính thức của Na Uy về việc triển khai F-35 và NASAMS tới Ba Lan nêu rõ đây là một phần trong chiến lược phòng thủ rộng lớn hơn của NATO, có thể có những lý do sâu xa hơn, mang tính chiến lược hơn đằng sau động thái này, trang Bulgarian Military cho biết.

Một mặt, đây là một đóng góp trực tiếp vào an ninh ở sườn Đông NATO. Mặt khác, đây cũng có thể là một phần trong động thái được tính toán kỹ lưỡng hơn của Na Uy nhằm khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Nga vẫn ở mức cao.

Có thể Na Uy – một quốc gia thành viên NATO có biên giới với Nga ở Bắc Cực – còn muốn thông qua đây để gửi tín hiệu rằng họ không chỉ tập trung vào biên giới phía Bắc mà còn sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực phòng thủ tập thể của NATO trên khắp châu Âu.

Việc triển khai các tiêm kích tiên tiến ở Ba Lan, thay vì ở Na Uy, có thể là một thông điệp tinh tế rằng chiến lược an ninh của Oslo gắn chặt với các mục tiêu rộng lớn hơn của NATO, và mọi tình huống ở Đông Âu đều sẽ phải đối mặt với phản ứng thống nhất và mạnh mẽ của liên minh quân sự này.

Thời điểm triển khai cũng đáng chú ý. Đây có thể được coi là một biện pháp răn đe rõ ràng trong bối cảnh xung đột vẫn đang tiếp diễn ở Ukraine.

Tiêm kích F-35 có khả năng thực hiện cả các hoạt động không đối không và không đối đất một cách chính xác, khiến chúng trở thành một tài sản đáng gờm không chỉ cho mục đích phòng thủ mà còn trong tình huống xung đột leo thang.

Một góc nhìn khác cần xem xét là bản chất đang phát triển của phòng không trong NATO. Với cả hệ thống F-35 và NASAMS hiện có mặt tại Ba Lan, liên minh này đang tiếp tục tăng cường năng lực phòng thủ tích hợp của mình.

Bên cạnh việc bảo vệ không phận Ba Lan, đợt triển khai này còn là cơ hội để NATO thử nghiệm các cấu hình tác chiến mới cho phòng không, trong đó Ba Lan đóng vai trò là địa điểm thử nghiệm chính cho cơ sở hạ tầng phòng thủ của liên minh.

Nếu các hệ thống này chứng minh được hiệu quả tại Ba Lan, NATO có khả năng nhân rộng mô hình này cho các đợt triển khai trong tương lai tại các khu vực dễ bị tổn thương khác của châu Âu.

Hà Lan đã điều bốn máy bay chiến đấu F-35 đến Estonia để tuần tra sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tăng cường sức mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (Bulgarian Military) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN