Đằng sau cuộc khủng hoảng thiếu điện ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc
Mục tiêu giảm phát thải carbon khiến nhiều địa phương phải áp đặt biện pháp cắt điện luân phiên, nhưng thiếu nguồn cung cấp than cũng là một trong những lý do khiến tình trạng thiếu điện càng trở nên trầm trọng ở Trung Quốc.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã cắt điện một cách cực đoan trong những ngày qua.
Cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng, sau khi hơn một nửa tỉnh thành phải cắt điện luân phiên, theo SCMP.
Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc nay đã ảnh hưởng tới cả các hộ gia đình, khiến nhiều cơ sở hạ tầng công cộng tê liệt.
16/31 tỉnh thành ở Trung Quốc áp đặt biện pháp cắt điện luân phiên khi phải chạy đua đạt mức giảm phát thải carbon hàng năm do chính quyền trung ương đề ra, sau khi đã không đạt mục tiêu này vào đầu năm.
Tháng trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước, đã chỉ trích 9 tỉnh có “mức độ tiêu thụ điện năng đáng kể”, gồm Quảng Đông, Giang Tô, Vân Nam, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quảng Tây, Ninh Hạ, Thanh Hải và Tân Cương.
Đây là những tỉnh ngày càng sử dụng nhiều năng lượng thay vì cắt giảm như cam kết. “10 tỉnh khác không đạt mục tiêu giảm mức độ sử dụng điện và tình hình tiết kiệm năng lượng quốc gia rất nghiêm trọng”, Meng Wei, phát ngôn viên NDRC, cho biết.
Một năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tuyên bố gây bất ngờ khi đặt mục tiêu Trung Quốc không còn phát thải carbon vào năm 2060.
Đầu năm nay, Bắc Kinh siết chặt kiểm soát sử dụng năng lượng quốc gia bằng cách cắt giảm 3% mức tiêu thụ điện năng tương ứng với GDP.
Các địa phương chịu sức ép phải đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng trong năm nay.
“Mục tiêu kép nhằm cắt giảm khí thải của ông Tập là không thể thay đổi, ảnh hưởng tới mọi chính sách ở Trung Quốc, bao gồm sản xuất điện và kiểm soát tiêu thụ điện”, Cory Combs, nhà phân tích tại công ty tư vấn Trivium, nói.
Chuyên gia Combs nói, cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên trầm trọng hơn vào những tháng cuối năm, do các tỉnh thành ở Trung Quốc đứng trước sức ép phải đạt mục tiêu đề ra.
Chính quyền trung ương Trung Quốc cũng thúc giục các địa phương kiểm soát các hoạt động tiêu thụ điện năng cao và phát thải lớn.
Kết quả là cuộc khủng hoảng đến nay ảnh hưởng tới cả người dân Trung Quốc. Hôm 26.9, Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận chỉ trích các địa phương dùng biện pháp cưỡng ép để cố gắng đạt mục tiêu, cho rằng “không thể áp dụng các biện pháp một cách máy móc”.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nói rằng, vấn đề không chỉ nằm ở nỗ lực chống phát thải carbon của Trung Quốc, mà còn ở tình trạng thiếu than đá phục vụ phát điện, khiến giá than tăng vọt.
“Mỗi địa phương có khó khăn khác nhau. Các tỉnh phía nam Trung Quốc thiếu điện vì không có than đá, các tỉnh khác chủ yếu do hạn chế của chính quyền”, Yunhe Hou, phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hong Kong, nói.
“Rất khó để nói đâu là nguyên nhân chính, nhưng tình trạng thiếu than đá đang nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây”, ông Yunhe nói. “Chất lượng than Trung Quốc không tốt, trong khi lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc hiện vẫn có hiệu lực”.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trên diện rộng ở Trung Quốc có nguy cơ trở thành “điều bình thường mới, khi các nhà sản...
Nguồn: [Link nguồn]