Đằng sau chuyện Ấn Độ cấm các hãng hàng không không chở khách Trung Quốc
Trung Quốc viện cớ khó khăn do dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân khiến 39 thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ bị “giam lỏng” trên hai tàu chở than đá khởi hành từ Úc.
Các thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ hiện đang mắc kẹt trên tàu hàng chở than đá từ Úc tới Trung Quốc.
Trong bối cảnh 39 thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ vẫn bị mắc kẹt ở ngoài khơi cảng biển phía bắc của Trung Quốc, New Delhi đã có động thái đáp trả bằng cách cấm các hãng hàng không chở khách Trung Quốc nhập cảnh vào nước này, theo Asia Times.
Chính phủ Ấn Độ được cho là đưa ra thông báo không chính thức, yêu cầu các hãng hàng không không chở hành khách Trung Quốc.
Các chuyến bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang bị đình chỉ do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, công dân Trung Quốc vẫn có thể đến Ấn Độ bằng cách đáp chuyến bay từ nước thứ ba.
Theo Asia Times, vấn đề 39 thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ bị “giam lỏng” ở Trung Quốc đã tồn tại trong hơn 4 tháng. 23 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu MV Jag Anand, hiện đang neo bên ngoài cảng Caofeidian ở Hồ Bắc, còn tàu MV Anastasia với 16 thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ, đang neo bên ngoài cảng Jingtang trên biển Bột Hải.
Các thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ có nhiệm vụ chở than đá từ Úc đến cảng Trung Quốc. Trong khi lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc của Trung Quốc là nguồn gốc gây ra rắc rối cho các thủy thủ Ấn Độ, mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới có thể đã góp phần làm trầm trọng hơn vấn đề, Asia Times nhận định.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc cho phép hai tàu chở than đá cập cảng để giải phóng các thủy thủ Ấn Độ.
“Chính phủ Trung Quốc viện dẫn những khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 nên không thể cho phép hai tàu chở hàng cập cảng và thay đổi đội ngũ thủy thủ”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói.
Nhưng Ấn Độ phát hiện nhà chức trách Trung Quốc vẫn cho thủy thủ đoàn nước khác được phép cập cảng để đáp chuyến bay về nước, chỉ trừ thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ.
“Chúng tôi không hiểu vì sao các tàu khác, đến sau cả tàu Ấn Độ, vẫn có thể cập cảng Trung Quốc dỡ hàng hóa và rời đi”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói. “Lý do đằng sau vấn đề này là không rõ ràng”.
Các thủy thủ Ấn Độ cũng không thể điều khiển tàu rời lãnh hải Trung Quốc vì các nhà nhập khẩu than Trung Quốc cấm các tàu này rời cảng nếu không thực hiện xong đơn hàng.
Trung Quốc có thể bắt giữ tàu nếu thành viên thủy thủ đoàn kiên quyết cho tàu rời đi. Vậy nên 39 thành viên thủy thủ đoàn Ấn Độ bị “giam lỏng” bên ngoài cảng biển Trung Quốc suốt nhiều tháng.
Hiệp hội thủy thủ và những người đi biển ở Ấn Độ (FSUI) đang hối thúc chính quyền tìm cách tháo gỡ vướng mắc. “Chúng tôi đang nỗ lực yêu cầu nhà chức trách can thiệp để các thủy thủ có thể sớm trở về nhà vì họ không liên quan đến các căng thẳng quốc tế”, Manoj Yadav, tổng thư ký FSUI, nói.
Ấn Độ và Trung Quốc đang trải qua giai đoạn đầy căng thẳng trong vấn đề tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Bộ trưởng...
Nguồn: [Link nguồn]