Dân làng ở độ cao 4.500 mét hỗ trợ binh sĩ Ấn Độ đối đầu lính Trung Quốc

Trên độ cao 4.500 mét, cư dân làng Chushul vẫn sinh hoạt bình thường ở vùng Ladakh, vùng lãnh thổ tranh chấp giáp biên giới Trung Quốc.

Trực thăng Ấn Độ tuần tra ở vùng tranh chấp ngày 17.9.

Trực thăng Ấn Độ tuần tra ở vùng tranh chấp ngày 17.9.

Với những chiếc túi vải thô, bao tải gạo, chai nhiên liệu và gậy tre buộc sau lưng, họ lê bước lên đỉnh núi Himalaya, nơi có hàng trăm lều bạt do quân đội Ấn Độ dựng nên, theo Guardian.

100 người đàn ông, thanh niên và phụ nữ thường xuyên đem đồ tiếp tế đến cho binh sĩ Ấn Độ đóng quân ở tiền tuyến. Hành trình này vào mùa đông sẽ là không hề dễ dàng, vì nhiệt độ ở đây có thể xuống tới âm 40 độ C.

Nhưng dân làng cảm thấy họ cần phải góp sức giúp quân đội bảo vệ biên giới, giữ vững vị trí ở vùng tranh chấp với Trung Quốc. Bởi quân đội thất bại, một ngày kia ngôi làng của họ có thể thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

“Chúng tôi muốn giúp quân đội giữ vững vị trí”, Tsering, tình nguyện viên 28 tuổi đến từ làng Chushul, nói. “Chúng tôi mang đồ tiếp tế đến cho họ, có ngày phải đi nhiều lần, đảm bảo rằng quân đội không phải đối mặt với quá nhiều vấn đề”.

Ngôi làng với khoảng 150 hộ gia đình, là một trong những khu dân cư nằm ngay sát vùng biên giới tranh chấp Trung-Ấn.

Hôm 29.8, chỉ cách Chushul vài km, một cuộc đụng độ khác xảy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và lính Trung Quốc. Đó cũng là nơi lần tiếng súng lần đầu tiên nổ ra sau 45 năm.

Làng Chusul nằm ngay sát đường ranh giới phân chia lãnh thổ Trung-Ấn.

Làng Chusul nằm ngay sát đường ranh giới phân chia lãnh thổ Trung-Ấn.

Sau sự kiện trên, hai nước đã thể hiện sự đồng thuận về việc rút quân, khôi phục nguyên hiện trạng. Nhưng dân làng Chushul nói tình hình trên thực địa vẫn không có gì thay đổi.

Quân đội vẫn tăng cường lực lượng đến các điểm nóng. Các công nhân xây dựng được bổ sung để xây đường sá và nhà ở, củng cố vị trí của quân đội dọc biên giới.

“Rõ ràng là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sẽ giữ binh sĩ ở lại trong mùa đông này”, Manoj Joshi, chuyên gia an ninh tại Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát, nói với Guardian.

“Trung Quốc không muốn dàn xếp mâu thuẫn vì như vậy sẽ phải nhượng bộ Ấn Độ”, ông Joshi nói.

Tuần qua, dân làng Chushul hàng ngày tham gia tiếp tế cho các binh sĩ trên dãy Himalaya. Không có đường nhựa lên núi, người dân chỉ có thể di chuyển bằng cách đi bộ.

Tsering bày tỏ lo ngại: “Không biết quân đội đã sẵn sàng cho mùa đông chưa. Khu vực tranh chấp này có điều kiện rất khắc nghiệt. Hi vọng họ kịp xây cơ sở hạ tầng, đường sá trước khi mùa đông đến”.

Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ duy trì 4 sư đoàn ở vùng tranh chấp với Trung Quốc, ước tính quân số vào khoảng 40.000 người. Những binh sĩ này sẽ ở lại đối đầu Trung Quốc trong mùa đông.

Tashi Chhepal, 60 tuổi, một cựu binh Ấn Độ, người từng tham gia bảo vệ biên giới trong 30 năm, nói “mùa đông rất khắc nghiệt, sẽ có lúc các binh sĩ bị cô lập với thời gian bên ngoài, thậm chí hàng tháng trời”.

Pravin Sawhney, một cựu sĩ quan Ấn Độ, nói Trung Quốc đang có sự chuẩn bị tốt hơn. “Họ đã sẵn sàng cho xung đột kéo dài, thậm chí còn kéo cáp quang, phát internet ra tận tiền tuyến”.

Amrit Pal Singh, cựu tư lệnh phụ trách hậu cần ở Leh, thủ phủ vùng Ladakh cũng bày tỏ lo ngại: “Duy trì hậu cần trong mùa đông là thách thức lớn nhất với quân đội Ấn Độ. Đây là chiến trường cô lập nhất trên thế giới.

Báo Ấn Độ: TQ bất ngờ chiếm đất, dựng 9 tòa nhà ở quốc gia láng giềng nổi tiếng bình yên

Trong bối cảnh quân đội Trung - Ấn vẫn đang giằng co nhau từng mét đất ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), các binh sĩ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN