Đại tướng tuổi Mão thời Tam quốc, khiến Tào Tháo thua trận đau nhất đời là ai?

Tào Tháo đã có thể thống nhất Trung Hoa, thậm chí là lên ngôi hoàng đế nếu không gặp phải viên tướng tuổi Mão khôn ngoan này.

Chu Du – viên tướng phá tan giấc mộng thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Chu Du – viên tướng phá tan giấc mộng thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ chép, năm 208, sau khi đánh bại Viên Thiệu ở Ký Châu, Tào Tháo tiến quân về phía Nam. Kinh Châu do Lưu Biểu trấn thủ nhanh chóng bị hạ. Lưu Bị đem quân ngăn cản cũng bị đánh cho tan tác ở trận Đương Dương. Tào Tháo chỉ cần diệt nốt thế lực của Tôn Quyền là có thể dẹp yên vùng đất Giang Nam.

Tuy nhiên, Tào Tháo lúc này lại gặp phải tay địch thủ - Chu Du.

Theo Ngô Chí (thuộc Tam quốc chí), Chu Du sinh năm 175 (năm Mão) trong một gia đình có nhiều đời làm quan ở quận Lư Giang (nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Từ khi còn nhỏ, Chu Du đã nổi tiếng là người thông minh, ham học. Ông chơi rất thân với Tôn Sách, con trai Tôn Kiên (viên tướng thời Tam quốc từng tham gia đánh Đổng Trác, phò tá nhà Hán).

Sử sách miêu tả Chu Du vóc người cao lớn, rất khôi ngô, tuấn tú. Năm 194, Tôn Sách mượn quân của Viên Thuật, ý đồ thu phục các vùng đất ở Giang Đông (phía đông sông Trường Giang). Được tin, Chu Du đem quân đến gia nhập. Tôn Sách mừng rỡ nói:

“Ta gặp được ông, việc của ta coi như đã xong”.

Tôn Sách – người đặt nền móng cho Đông Ngô – cũng thuộc con giáp Mão (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tôn Sách – người đặt nền móng cho Đông Ngô – cũng thuộc con giáp Mão (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Năm 200, nhờ sự giúp đỡ của Chu Du, Tôn Sách (người sinh cùng năm với Chu Du) mới 25 tuổi đã hùng cứ một phương, chiếm giữ 5 vùng quan trọng ở Giang Đông là Cối Kê, Ngô quận, Đan Dương, Dự Chương và Lư Lăng. Tuy nhiên, cùng thời gian này, Tôn Sách chết do bị ám sát. Quyền lực được giao cho em trai là Tôn Quyền. Trước khi mất, Tôn Sách dặn Tôn Quyền phải trọng dụng và nghe lời Chu Du.

Đến cuối năm 208, Tào Tháo đã dẫn đến bên bờ phía nam sông Trường Giang (thuộc khu vực giáp ranh giữa tỉnh Hồ Bắc – Hồ Nam ở Trung Quốc ngày nay). Tào Tháo viết thư yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng, nói phao lên rằng ông ta có tới hơn 80 vạn quân.

Ngô chí chép, Người bên Đông Ngô ai nấy sợ hãi đều khuyên Quyền hàng Tào. Chỉ có Chu Du, Lỗ Túc là chủ trương chống lại. Quyền phái Chu Du, Trình Phổ làm tả hữu đô đốc, hợp quân với Lưu Bị, chống nhau với Tào Tháo ở bên bờ sông Trường Giang.

Theo Thục chí (thuộc Tam quốc chí), Lưu Bị nghe tin quân Tào tiến sâu xuống phía nam, rất sợ hãi, hàng ngày đều phái quân đi nghe ngóng tin từ Đông Ngô. Chu Du ngồi thuyền đến hội quân với Lưu Bị, Bị hỏi Du có bao nhiêu quân.

“Ba vạn người”, Chu Du đáp. Lưu Bị chê như vậy là “hơi ít”.

“Thế là đủ dùng. Ông hãy chờ xem Du này phá Tào Công”, Chu Du nói.

Chi tiết trên cho thấy sự tự tin và tính cách quật cường của Chu Du. Trước khi quyết định chống Tào Tháo, Chu Du đã chỉ ra 4 điều cấm kỵ trong binh pháp mà Tào Tháo phạm phải:

- Vùng đất phía bắc do Tào Tháo chiếm giữ chưa yên. Quân Tào có thể bị phe Mã Đằng, Hàn Toại tập kích từ phía sau.

- Thủy chiến không phải sở trường của quân Tào.

- Thời tiết mùa đông rất lạnh, ngựa quân Tào không có cỏ ăn.

- Binh sĩ phe Tào chủ yếu là người phương Bắc, không quen khí hậu phương Nam, dễ sinh bệnh tật.

Chu Du cũng chỉ ra rằng, Tào Tháo thực chất chỉ có 15 – 16 vạn quân. Trong đó hàng quân thu của Lưu Biểu chiếm tới một nửa. Những người này chưa thực sự quy phục Tào Tháo.

Tào Tháo cất quân uy hiếp Đông Ngô (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Tào Tháo cất quân uy hiếp Đông Ngô (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Thực tế diễn biến trận Xích Bích đúng như những gì Chu Du dự đoán.

Theo Sohu, thất bại trong trận Xích Bích là kết quả sau những sai lầm liên tiếp từ Tào Tháo và chiến lược tấn công hiệu quả của liên quân Tôn – Lưu. Trong đó, Chu Du và Hoàng Cái (2 viên tướng của Đông Ngô) có đóng góp nổi bật nhất. Tuy nhiên, trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, công lao của họ lại bị nhà văn La Quán Trung gán cho Gia Cát Lượng.

Theo Tam quốc chí, để giảm sự tròng trành của thuyền và giúp binh lính khỏi bị say sóng, Tào Tháo đã ra lệnh dùng xích sắt nối các chiến thuyền lại với nhau. 

Phát hiện sai lầm của Tào Tháo, Hoàng Cái hiến kế dùng hỏa công đốt chiến thuyến và được Chu Du tán thành. Để kế hỏa công thành công, Hoàng Cái gửi thư cho Tào Tháo vờ xin hàng. Tào Tháo lập tức tin theo.  

Nhờ gió Đông Nam thổi mạnh, đội thuyền “hàng binh” của Hoàng Cái nhanh chóng áp sát chiến thuyền quân Tào và đốt lửa. Trong tình trạng gió lớn và thuyền bị xích vào nhau, quân Tào không thể dập lửa và hứng tổn thất nặng nề.

Ngoài trận hỏa hoạn, quân Tào còn bị thiệt hại do bệnh dịch tràn lan. Tào Tháo không còn cách nào khác là phải rút lui. Lưu Bị chớp lấy thời cơ này liền chiếm Kinh Châu và một số quận khác ở Giang Đông. Thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô hình thành sau trận Xích Bích.

Theo Tam quốc chí, trận chiến Xích Bích diễn ra vào thời điểm cuối mùa đông năm 208. Lúc này, gió lạnh từ phía Bắc thổi xuống, quân Tào đóng ở bờ Bắc sông Trường Giang, rất thuận lợi tiến về phía Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân, nếu thời tiết thay đổi và gió Đông Nam thổi, quân Đông Ngô sẽ có lợi thế tiến lên.

Lợi dụng tình hình này, Chu Du đã có sự tính toán, cố ý kéo dài chiến sự và phát động tấn công quân Tào ngay khi gió Đông Nam thổi.

Tam quốc chí chép, Chu Du phá được quân Tào, Tào Tháo nói: “Ta chẳng xấu hổ vì chạy”.

Trong thư gửi cho Tôn Quyền, Tào Tháo viết: “Chiến dịch Xích Bích, gặp đúng lúc có dịch bệnh. Ta cho đốt thuyền rồi lui quân, thành ra Chu Du được cái danh hão”.

Trận thủy chiến Xích Bích (tranh: Qulishi)

Trận thủy chiến Xích Bích (tranh: Qulishi)

Tào Tháo sinh năm 155 (năm Mùi), cầm tinh con dê trong 12 con giáp. Theo Sohu, người tuổi Mùi là những người bề ngoài hiền lành nhưng nội tâm kiên cường, không dễ bị khuất phục. Có lẽ cũng vì tính cách này mà Tào Tháo khó “nuốt trôi” thất bại trước Chu Du.

Theo Tam quốc chí, sau trận Xích Bích, oai danh của Chu Du vang xa, Tào Tháo, Lưu Bị đều sợ mà gièm pha ông.

“Chu Du văn võ thao lược, là anh tài trong vạn người. Người có phong độ như thế, sợ rằng chẳng chịu làm kẻ bầy tôi lâu”, Lưu Bị nói xấu Chu Du với Tôn Quyền.

Tuy nhiên, Tôn Quyền không tin lời này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao kẻ thù xua đội quân mèo đến xâm lược, quân Ai Cập cổ chịu thua mất nước chứ không dám đánh?

Ít người biết rằng, vì yêu mèo, người Ai Cập từng chấp nhận thua một trận đánh lớn để rồi chịu mất nước vào tay đế chế Ba Tư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỐC NAM – tổng hợp ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN