Đại nguyên soái vĩ đại nhất lịch sử Nga, cả đời chưa từng nếm trải thất bại

Trong lịch sử Nga, có một danh tướng được coi là bậc thầy quân sự, đại nguyên soái vĩ đại nhất chưa từng nếm trải thất bại trên chiến trường.

Suvorov được coi là đại nguyên soái vĩ đại nhất của Nga.

Suvorov được coi là đại nguyên soái vĩ đại nhất của Nga.

Trong hơn 1.000 năm lịch sử, nước Nga là nơi xảy ra nhiều trận đánh lớn, sản sinh những danh tướng xuất sắc, trong đó có những người lập nên những kỳ tích hiếm thấy, tạo ra dấu ấn sâu sắc. Loạt bài này sẽ nhìn lại những điều làm nên các danh tướng như vậy.

“Trên thế giới không có đội quân nào có thể đứng vững trước lính xung kích dũng cảm của Nga”, đó là câu nói nổi tiếng của đại thống soái Aleksandr Vasilyevich Suvorov, một trong những vị tướng lỗi lạc nhất vào thế kỷ XVIII và là nhà cầm quân nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Nga. 

Trong suốt cuộc đời, ông đã tham gia 7 cuộc chiến tranh lớn, giành chiến thắng trong 60 trận đánh và đặc biệt là không thất bại một lần nào, theo báo Nga RBTH.

Suvorov tạo ra sự khác biệt so với những tướng lĩnh cùng thời, những người thích hành động chậm và chỉ tiến công khi có lợi thế rõ ràng về quân số. 

“Phải đánh bằng chiến thuật, chứ không bằng số lượng”, Suvorov nói. Ở thời đại mà các vũ khí cầm tay như súng vẫn tồn tại một một số nhược điểm, Suvorov nhận ra rằng, loạt bắn từ súng hỏa mai và súng ngắn ít chính xác, chỉ có thể gây tổn thất lớn cho các mục tiêu kém cơ động. 

“Đừng đặt quân mình vào tầm hỏa lực của kẻ địch, mà hãy tấn công giáp lá cà một cách táo bạo và chớp nhoáng, ngay cả khi đối phương vượt trội về quân số”, Suvorov nói.

Suvorov không ngần ngại chiến đấu như các binh sĩ trên chiến trường.

Suvorov không ngần ngại chiến đấu như các binh sĩ trên chiến trường.

Sinh ra ở Moscow năm 1729, trong một gia đình có tư tưởng cải cách với truyền thống tham gia quân ngũ, Suvorov nhập ngũ với tư cách binh nhì trong một trung đoàn vệ binh năm 1742 và bắt đầu phục vụ tại ngũ năm 1748.

Sau 6 năm, Suvorov được thăng hàm trung úy, trở thành đại tá năm 1762 và đến năm 1773 đã là trung tướng. Một trong những thắng lợi lớn nhất của Suvorov là chiến thắng trước quân Thổ Nhĩ Kỳ đông đảo hơn nhiều trong trận Kozludzha (nay thuộc Bulgaria) vào ngày 20.6.1774. 

Trong trận này, Suvorov chỉ có 8.000 quân nhưng phải đối đầu với quân Thổ lên tới 40.000 người. Quân Thổ tuy đông đảo hơn nhưng ý chí chiến đấu thấp vì các trận thua liên tiếp trước đó, cũng như gặp vấn đề lớn về hậu cần.

Sau khi được trinh sát thông báo về đội ngũ của đối phương, Surovov ra lệnh tấn công, chia quân Nga làm 4 nhóm. Kỵ binh Thổ lao tới nhưng bị đẩy lùi. Ngược lại, Surovov khéo léo sử dụng đội kỵ binh vòng ra sau, đánh tan pháo binh Thổ. 

Đến lúc này, quân Nga chiếm ưu thế hoàn toàn nhờ hỏa lực của pháo. Trận chiến kết thúc khi quân Thổ rút lui. Thương vong bên phía quân Thổ là khoảng 3.000 người và Nga chỉ tổn thất khoảng 200. Thắng lợi giúp Suvorov được ca ngợi là bậc thầy chiến thuật. 

Suvorov là người đề ra nguyên tắc “tam thuật dụng binh”, gồm ước lượng bằng mắt, tốc độ và tấn công ồ ạt. 

Ước lượng bằng mắt được hiểu là biết tìm ra điểm yếu trong phòng thủ của kẻ địch ngay trên chiến trường. Tốc độ được hiểu là đánh giá và thực thi quyết định nhanh chóng. 

“Sự chậm chạp của chúng ta sẽ làm tăng sức mạnh của kẻ thù. Tốc độ và sự bất ngờ sẽ làm rối loạn và đánh bại chúng”, Suvorov nói.

Tấn công ồ ạt là hành động nhất quán và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, từ đó giành chiến thắng quyết định.

“Tam thuật dụng binh” được Suvorov áp dụng trong các trận đánh với người Thổ, quân nổi dậy Ba Lan và quân Pháp. Dù nhiều lần thua kém đối phương về quân số nhưng Suvorov vẫn không nao núng, tìm ra cách để giành chiến thắng.

Năm 1787, Suvorov được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Nhưng đứng sau hàng ngũ để chỉ huy không phải là phong cách của Surovov.

Trong trận Kinburn (chiến tranh Nga – Thổ lần hai năm 1787-1792), Suvorov trực tiếp tham gia chiến đấu, đối phó với hai đợt đổ bộ của quân Thổ, khiến ông trúng đạn chì và suýt mất mạng.

Một trong những trận đánh khó khăn nhất của Suvorov là chiến dịch tấn công pháo đài Izmail của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1790. Trấn giữ vị trí chiến lược bên bờ sông Danube, pháo đài Izmail được phòng ngự kiên cố bởi 35.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tinh nhuệ cùng hệ thống tường thành và hào sâu tới 10 mét, trong khi Suvorov chỉ có 31.000 lính. 

Theo các học thuyết quân sự, phe công thành thường phải đông gấp 3 lần so với phe phòng thủ mới có cơ hội giành chiến thắng. Bất chấp bất lợi về quân số trong trận công thành, Suvorov vẫn rất tự tin vào chiến thắng. Ông soạn một chiến thư gửi cho quân Thổ, tuyên bố cho đối phương có 24 giờ để cân nhắc đầu hàng, nếu không sẽ phải đón nhận kết cục bi thảm.

Quân đội Nga đánh chiếm pháo đài Izmail.

Quân đội Nga đánh chiếm pháo đài Izmail.

Sau 6 ngày huấn luyện binh sĩ vượt tường cao, hào sâu, Suvorov chia quân làm ba mũi tấn công pháo đài trước bình minh. Chiến thuật dàn quân này khiến lính Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ và quân Nga đã tràn được vào thành khi mặt trời bắt đầu mọc.

Quân Nga tràn vào thành không ngừng tàn sát, khiến 26.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và chỉ có 9.000 người bị bắt làm tù binh.

Được hăng hàm thống soái vào năm 1794, Suvorov được trao nhiệm vụ dập tắt cuộc nổi dậy của người Ba Lan. Ông luôn cố gắng kiểm soát sự tàn sát quá mức của binh lính dưới quyền. “Lòng nhân đạo có thể chiến thắng kẻ thù không kém gì vũ khí”, ông nói.

Đây là giai đoạn thế giới chứng kiến sự nổi lên của Napoleon, một thiên tài quân sự Pháp và sau này trở thành hoàng đế. Napoleon cũng thường xuyên được so sánh với Suvorov.

Nhưng Suvorov không chỉ nổi danh bởi tài cầm quân. Ông còn là người học sâu biết rộng, 

Ông say mê nghiên cứu toán học, văn học, triết học, địa lý và đặc biệt là các tác phẩm về triết lý quân sự cổ đại và hiện đại, do đó phát triển sự hiểu biết tốt về kỹ thuật, chiến tranh bao vây, sử dụng pháo và xây dựng công sự, theo Historynet.com.

Suvorov cũng tin rằng, một quân nhân phải biết ngôn ngữ của các quốc gia đối thủ, do đó ông có thể nói thành thạo tiếng Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Ba Lan và nhiều ngôn ngữ khác.

Ông cũng đề cao vai trò của âm nhạc trong quân đội, nói rằng “âm nhạc giúp nhân đôi sức mạnh của một đội quân”.

Suvorov còn là người biết đối nhân xử thế, mỗi khi binh sĩ dưới quyền bị trừng phạt vì vi phạm kỷ luật, Suvorov để ý để trọng thưởng, bù lại cho binh sĩ này khi có cơ hội, theo Historynet.com.

Những năm cuối đời, Surovov từng được Sa hoàng triệu tập tham gia đối phó Napoleon nhưng ông từ chối.

Những năm cuối đời, Surovov từng được Sa hoàng triệu tập tham gia đối phó Napoleon nhưng ông từ chối.

Đối với Suvorov, ông tin rằng một vị tướng, nguyên soái dù cấp bậc cao đến đâu, vẫn cần chia sẻ rủi ro cũng như thấu hiểu đời sống của binh sĩ. Ông ra trận chiến đấu như một binh sĩ và ngủ trên một chiếc giường bình thường. Điều này giúp ông nhận được sự trung thành, tôn trọng vượt bậc của các binh sĩ dưới quyền.

Xét trên phương diện chiến thuật, sở trường của Suvorov là chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về người. Nhưng trong các cuộc chiến tranh trường kỳ như ở Ba Lan, Suvorov cũng không ngần ngại chuyển sang chiến lược chiến tranh tiêu hao, từng bước triệt tiêu lợi thế của đối phương.

“Giống như Caesar. Tôi không đưa ra chiến lược quá cụ thể. Tôi cần nhìn nhận thực tế mới có thể đưa ra quyết định”, Suvorov nói. Điều này giúp Suvorov tạo ra bất ngờ vì khiến đối phương không nắm được thông tin trong quá trình trinh sát.

Năm 1796, Sa hoàng Nga Pavel Đệ nhất lên nắm quyền, bãi bỏ cải cách quân đội dưới thời mẹ là nữ hoàng Ekaterina II. Sa hoàng ra lệnhxây dựng quân đội theo mô hình của quân Phổ. Các quy định mà Pavel Đệ nhất đưa ra khiến nhiều tướng lĩnh bất bình, đặc biệt là thống soái Suvorov.

Không lâu sau khi được thăng hàm đại nguyên soái (Generalissimo) nhờ vào thành tích trong cuộc chiến tranh chống Pháp (năm 1799), Suvorov được triệu hồi về St. Petersburg vào ngày 21.1.1800. Ông bị Sa hoàng tước bỏ mọi danh hiệu, tước quyền chỉ huy quân đội.

Do sức khỏe yếu và ngày càng suy sụp, Suvorov qua đời ở vào ngày 18.5.1800, thọ 69 tuổi. Ông lẽ ra được an táng theo nghi lễ dành cho một đại nguyên soái, nhưng cuối cùng chỉ được chôn cất một cách bình thường vì mệnh lệnh từ Sa hoàng.

___________________

Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ nhiều duyên nợ nhất trong lịch sử Nga, hai quốc gia đã giao chiến suốt hơn 300 năm, trong đó các cuộc hải chiến ở Biển Đen và Địa Trung Hải đóng vai trò then chốt hình thành nên hải quân Nga hùng hậu. Trong giai đoạn này, một Đô đốc hải quân Nga từng lập nên kỳ tích hiếm thấy và là người duy nhất được phong Thánh. Mời độc giả đón đọc bài kỳ 2 xuất bản lúc 19h ngày 3.7 về nhân vật này.

Những trận đánh đại quân Napoleon thua trận trước Nga

Đánh bại đội quân của hoàng đế Pháp Napoleon trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Nhưng quân Nga đã vài lần làm được như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN