Virus Corona: Điều gì xảy ra khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh virus Corona bắt nguồn từ Trung Quốc. Có thể nhiều người chưa biết WHO sẽ áp dụng những biện pháp nào để giúp ngăn chặn đại dịch.

Dịch bệnh virus Corona đang có diễn biến phức tạp.

Dịch bệnh virus Corona đang có diễn biến phức tạp.

Ít nhất 213 người tử vong do virus Corona và hơn 9.800 ca nhiễm virus trên phạm vi toàn cầu, tính đến sáng ngày 31.1.

Vậy tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là gì và tại sao lại cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp?

Theo ITV.com, WHO định nghĩa tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu là sự kiện bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm toàn cầu.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch bệnh có dấu hiệu lan rộng và diễn biến phức tạp, cần đến phản ứng của cộng đồng quốc tế, cách tiếp cận đa quốc gia để ngăn chặn bệnh dịch lây lan và đẩy mạnh các biện pháp phòng tránh.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp như vậy sẽ khiến các quốc gia tích cực phòng chống dịch.

Các biện pháp kèm theo tuyên bố

WHO có quỹ sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, gọi là Quỹ Dự Phòng. WHO đã dự chi 1,8 triệu USD để đối phó với virus Corona. Khoản tiền này nằm trong số tiền các quốc gia quyên góp hàng năm.

196 quốc gia thành viên WHO có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phòng chống dịch khi đã có sự đồng thuận quốc tế, nghĩa là các quốc gia sẽ cùng phối hợp chống dịch.

Dịch bệnh virus Corona bắt nguồn từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Dịch bệnh virus Corona bắt nguồn từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Điều này có thể bao gồm tăng cường thêm các cảnh báo ở sân bay, vùng biên giới về dịch bệnh. WHO hiện chưa đưa ra cảnh báo hạn chế di chuyển hay khuyến cáo các quốc gia đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Vũ Hán, đặt hàng triệu người trong khu vực kiểm soát để ngăn dịch bệnh lây lan.

Công bố tình trạng khẩn cấp cho phép WHO khuyến cáo các biện pháp giúp ngăn chặn dịch bệnh, như hạn chế du lịch, di chuyển. WHO cũng có quyền đánh giá mức độ phòng dịch của các quốc gia thành viên.

WHO chỉ có trách nhiệm khuyến nghị và hướng dẫn, tuy nhiên điều đó cũng tạo sức ép để các nước thành viên tuân thủ quy định phòng dịch.

Vì sao WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp với dịch virus Corona từ sớm?

Ủy ban Quy định Y tế Quốc tế (IHR) tại WHO có nhiệm vụ kiểm tra các bằng chứng xung quanh một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra và đưa ra khuyến nghị về việc có cần ban bố tình trạng khẩn cấp hay không.

Khẩu trang là thứ không thể thiếu ở Trung Quốc mỗi khi ra ngoài đường.

Khẩu trang là thứ không thể thiếu ở Trung Quốc mỗi khi ra ngoài đường.

IHR đã họp hai lần vào tuần trước và tỉ lệ ủng hộ việc ban bố tình trạng khẩn cấp là 50-50. Một số thành viên của IHR khi đó không muốn ban bố tình trạng khẩn cấp vì chưa đủ trường hợp lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc.

Đến ngày 30.1, IHR đã quyết định khuyến nghị ban bố tình trạng khẩn cấp vì các trường hợp lây nhiễm tăng mạnh, số quốc gia có người nhiễm bệnh cũng gia tăng.

Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus sau đó đã công bố tình trạng khẩn cấp trong cuộc họp báo.

Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu trong quá khứ

WHO từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu 5 lần, với đại dịch cúm heo H1N1 năm 2009, bệnh bại liệt năm 2014, dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, dịch virus Zika năm 2016 và dịch Ebola bùng phát ở Đông Phi từ tháng 7.2019.

WHO hiện vẫn duy trì tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với dịch bệnh Ebola ở Đông Phi. Dịch bệnh Ebola ở Đông Phi đã cướp đi sinh mạng của 3.000 người. 

Quan chức Trung Quốc mất chức ngay sau một câu nói về virus Corona

Chính quyền Trung Quốc hôm 30.1 đã cách chức người đứng đầu cơ quan y tế một thành phố nằm trong khu vực cách ly vì virus...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - ITV ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN