Đại dịch và ‘hội chứng hang động' ở Mỹ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một số người ở Mỹ cảm thấy khó khăn trong việc tái hòa nhập xã hội sau thời gian dài ở nhà trách dịch.

Theo tờ The Wall Street Journal, sau hơn một năm sống tách biệt ở nhà nhằm tránh nguy cơ mắc COVID-19, một số người Mỹ cảm thấy khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Một số chuyên gia tâm thần học đã gọi trạng thái này là “hội chứng hang động” (cave syndrome).

Hội chứng hang động là gì?

Kể từ khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo những người đã được tiêm chủng có thể tụ tập trong nhà mà không đeo khẩu trang cũng như có thể tiếp tục các hoạt động trước đại dịch, nhiều người đã đến nhà hàng, tham dự các bữa tiệc và di chuyển đến các nơi khác để gặp bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, với không ít người khác, việc tái hòa nhập cộng đồng hiện đang là một việc vô cùng khó khăn sau hơn một năm sống tách biệt.

Thay vì cảm thấy tự do, nhiều người nói rằng họ sợ phải tiếp xúc xã hội. Họ từ chối những lời mời đi chơi, tránh xa đám đông, hoặc thậm chí trì hoãn việc quay trở lại nơi làm việc. Hiện tượng này phổ biến đến mức ngươi ta gọi chúng là “hội chứng hang động” trên mạng xã hội và trong giới tâm thần học. 

Một số người đã quen với việc sống ở nhà và không muốn từ bỏ những mặt tích cực của việc dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Ảnh: CNN

Một số người đã quen với việc sống ở nhà và không muốn từ bỏ những mặt tích cực của việc dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Ảnh: CNN

“Hội chứng hang động có nghĩa là người ta lo ngại về việc đi ra ngoài vì sợ sẽ bị nhiễm bệnh” - BS tâm thần Arthur Bregman cho biết. 

Ông đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ này vào đầu năm nay, sau khi một số bệnh nhân của ông cho biết họ cảm thấy sợ hãi khi phải ra đường dù đã được tiêm chủng đầy đủ. BS Bregman cho biết hội chứng hang động có nhiều mức độ khác nhau, từ những người hay lo lắng về các tương tác xã hội đến những người hoàn toàn không ra ngoài.

Dựa trên kết quả cuộc khảo sát hồi tháng 6 do Ipsos - công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường đa quốc gia có trụ sở tại Pháp - và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện, có đến 12.497 người trưởng thành ở 9 quốc gia (trong đó có cả Mỹ, Pháp, Nhật, Mexico và Anh) cho biết họ có thể sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang nơi công cộng dù đã tiêm vaccine.

Ông Paul S. Appelbaum - GS tâm thần học, y học và luật tại Đại học Columbia (Mỹ) - nhận định virus không phải là thứ duy nhất gây ra những nỗi sợ về việc tái hòa nhập cộng đồng. Theo ông, một số người đã quen với việc sống ở nhà và không muốn từ bỏ những mặt tích cực của việc dành nhiều thời gian hơn ở nhà.

Người Mỹ sợ tái hòa nhập xã hội ra sao?

Trong hầu hết thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, Laura G. Bustamante nhớ về cái thời mà cô dành những đêm cuối tuần lái xe đến quận Manhattan (TP New York, Mỹ) để gặp gỡ bạn bè, thường là tại các quán karaoke ở khu phố Hàn Quốc. Giờ đây cô đã được tiêm ngừa đầu đủ, nhiều quán bar, nhà hàng ở New York cũng đã mở cửa trở lại, nhưng cô “vẫn chưa sẵn sàng để quay lại cuộc sống như trước khi có dịch". Cô cho biết chỉ cảm thấy thoải mái khi chỉ gặp một người bạn một lúc, và tốt hơn hết là nên gặp ở ngoài trời.

“Nhìn vào mạng xã hội, bạn sẽ thấy người ta bắt đầu ra đường vui chơi, nhưng tôi không thể hình dung được mình sẽ có thể làm như vậy” - một cư dân 49 tuổi sống tại quận Rockland (New York) cho biết. 

Andrew Ruiz - một nhà phân tích công nghệ 32 tuổi, sống ở quận Fort Myers (bang Florida, Mỹ), và đã được tiêm vaccine đầy đủ - cho biết anh ấy vẫn hết sức cẩn thận khi ra ngoài, và sẽ không tham gia sự kiện New York Comic Con - một hội nghị truyện tranh hằng năm mà anh ấy đã tham gia liên tục kể từ năm 2014. Anh Andrew cho biết hiện tại vẫn chưa sẵn sàng lên máy bay, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Delta vẫn đang hoành hành.

Bà Eileen Ybarra - một thủ thư 44 tuổi sống ở TP Los Angeles (bang California, Mỹ), đã tiêm hai liều vaccine - cho biết bà vẫn không cảm thấy thoải mái khi đến rạp chiếu phim hoặc tụ tập ăn uống trong nhà.

Trong một nghiên cứu hồi tháng 3 của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, gần một nửa trong số 3.013 người Mỹ trưởng thành tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy việc tái hòa nhập xã hội, tương tác trực tiếp lẫn nhau sau khi đại dịch kết thúc là điều không hề dễ dàng. Theo Wall Street Journal, cả những người đã tiêm hay chưa tiêm chủng đều có chung câu trả lời như trên.

Một bài đăng trên tạp chí khoa học Scientific American hồi tháng 5 cho biết những ảnh hưởng tâm lý lâu dài này đã được dự đoán từ trước. Hồi tháng 5-2020, các nhà nghiên cứu tại ĐH British Columbia (Canada) đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Anxiety, dự đoán rằng trong giai đoạn giữa đại dịch, khoảng 10% người sẽ có những hội chứng căng thẳng do COVID-19 sau khi đối mặt với các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD), hoặc rối loạn khí sắc và rối loạn lo âu.

Thư từ Mỹ: Sau Delta, bắt đầu cảnh giác với Lambda

Tiêm 2 mũi vắc-xin cách đây nhiều tháng, cô Đỗ và gia đình mình tại tiểu bang Minnesota đã hoàn toàn an tâm về sức khỏe...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN