"Đại dịch đói" trong dịch Covid-19: Ai được ăn và ai không được ăn?

Dịch Covid-19 đang phơi bày một trong những bất bình đẳng sâu sắc và tồn tại lâu đời nhất thế giới: Phân phối lương thực, thực phẩm và chuyện ai được ăn, ai không được ăn, theo SCMP.

Dịch Covid-19 có thể khiến nhiều người chết vì nạn đói, Oxfam cảnh báo (ảnh: SCMP)

Dịch Covid-19 có thể khiến nhiều người chết vì nạn đói, Oxfam cảnh báo (ảnh: SCMP)

Nghiên cứu mới nhất từ Oxfam (Liên minh Quốc tế chống đói nghèo) dự báo, vào giai đoạn cuối năm 2020, khoảng 12.000 người trên thế giới có thể chết mỗi ngày vì không được ăn.

Theo Oxfam, thế giới đang trong cơn khủng hoảng đói kém chưa từng có giữa đại dịch.

Hơn 132 triệu người có thể rơi vào cảnh đói nghèo trong năm nay. Dịch Covid-19 đang phá hỏng chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và làm tê liệt nền kinh tế.

Ở Mỹ, nhiều nông dân đã phải “nuốt nước mắt” tiêu hủy những đàn gà, đàn lợn của mình. Trong khi đó, ở châu Phi và một số nước kém phát triển khác, không ít gia đình phải chạy ăn từng bữa.

Oxfam cảnh báo, dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều người chết vì đói hơn là chết vì nhiễm virus.

Theo chuyên gia, đại dịch Covid-19 đang phơi bày một trong những sự bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới: Phân hóa giàu nghèo và chuyện ai sẽ là người được ăn, được tiếp cận lương thực, thực phẩm.

“Cuộc khủng hoảng hiện tại là một trong những thời điểm hiếm hoi nhất mà nhân loại phải chứng kiến sự hạn chế cả về nguồn cung lẫn kinh tế trong việc tiếp cận thực phẩm. Khi những người có thu nhập thấp phải chấp nhận đổ bỏ sản phẩm của mình trên các cánh đồng thì người giàu dù có tiền cũng chẳng thể kiếm được đồ ăn”, Arif Husain – chuyên gia từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) – nhận xét.

Ở Queens, New York – trung tâm tài chính sầm uất bậc nhất nước Mỹ – hàng chục nghìn người mới đây đã phải xếp hàng và đợi 8 tiếng đồng hồ để nhận hỗ trợ thực phẩm bằng đồ hộp. Trong khi ở California, người nông dân để rau, trái cây thối rữa trên các cánh đồng vì không tìm được nguồn tiêu thụ.

Dòng người xếp hàng nhận hỗ trợ thực phẩm trong dịch Covid-19 ở Mỹ (ảnh: Reuters)

Dòng người xếp hàng nhận hỗ trợ thực phẩm trong dịch Covid-19 ở Mỹ (ảnh: Reuters)

Ở Uganda, chuối, cà chua chất thành từng đống khổng lồ, giá bán rẻ như cho vì không thể xuất khẩu do chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi đại dịch.

Nguồn cung gạo và thịt từ các nhà sản xuất lớn như Philippines, Trung Quốc, Nigeria bị tắc nghẽn, trong khi Venezuela và một số nước Nam Mỹ khác đứng bên bờ vực của nạn đói.

Bên cạnh tình trạng kinh tế bất ổn, những hạn chế kiểm dịch cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Các nhà hàng lớn không được mở cửa, những khu chợ dân sinh bị phong tỏa… đồng nghĩa với việc thực phẩm sản xuất ra không đến được tay người tiêu dùng.

Đại dịch Covid-19 gây ra nghịch cảnh: Ở các trang trại, cánh đồng, người nông dân buộc phải đổ bỏ sữa và giết bớt súc vật, trong khi tủ lạnh của nhiều gia đình rỗng không, vật giá thì leo thang.

Không chỉ Oxfam, Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng cảnh báo về mối nguy nạn đói trong dịch Covid-19. Theo đó, khoảng 1/10 dân số toàn cầu có thể sẽ không đủ lương thực để ăn trong năm nay.

Trung Quốc – một trong những nhà sản xuất lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới – mới đây cũng phải phát động chiến dịch tiết kiệm thực phẩm trước những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu.

Hậu quả đối với kinh tế của Covid-19 sẽ là lâu dài. Dự báo lạc quan nhất của Liên Hợp Quốc cho biết, từ giờ tới năm 2030, 909 triệu người trên thế giới có thể bị suy dinh dưỡng.

Khi chưa có vắc xin, nhân loại dùng cách nào đối phó các đại dịch nguy hiểm như Covid-19?

Con người là một chủng loài kiên cường và có ý chí sinh tồn mạnh mẽ. Trong các đại dịch kinh hoàng, cướp đi nhiều sinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN