"Đại bàng thép" F-15 Mỹ suốt 47 năm chưa từng nếm mùi thất bại

Tiêm kích F-15 là loại máy bay từng thống trị bầu trời trong thời gian dài trước khi F-22 xuất hiện, từng tham gia vào nhiều cuộc chiến với kỷ lục chưa từng bị bắn rơi.

"Đại bàng thép" F-15 Mỹ suốt 47 năm chưa từng nếm mùi thất bại - 1

F-15 từng là bá chủ bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 xuất hiện.

Theo National Interest, Boeing và không quân Mỹ cho đến nay đều khẳng định tiêm kích F-15 Eagle có số lần chiến thắng lên tới 104-0, nghĩa là chưa từng thất bại.

Các lực lượng đối phương từng nhiều lần tuyên bố bắn rơi F-15 – một trong những tiêm kích biểu tượng của không quân Mỹ. Nhưng tất cả các tuyên bố này đều có chung một kịch bản, đó là không có xác máy bay làm bằng chứng.

Năm 1978, nguồn tin Iraq tuyên bố tiêm kích MiG-23MS thuộc phi đội số 39, đã bắn rơi tiêm kích F-15 của Israel ở phía tây Iraq. Các sỹ quan quân đội Iraq từng nhiều lần kể lại chiến công này.

3 năm sau, tiêm kích F-15 của Israel một lần nữa thử sức không quân Syria. Cuộc không chiến khiến một chiếc MiG-25P bị bắn rơi.

Ngày 29.6.1981, Syria giăng bẫy, tuyên bố bắn rơi một tiêm kích F-15 của Israel bằng 2 tên lửa đối không R-40/AA-6 Acrid, tầm bắn 40km.

Liên Xô và Syria đều không đưa ra mảnh vỡ máy bay để xác thực tuyên bố trên. Ngoài ra, Syria khi đó sở hữu một vài phi đội MiG-25PDS, chứ không phải MiG-25P, theo báo Mỹ.

Nguồn tin của Syria nói tiêm kích MiG-25 trang bị tên lửa tầm xa giả vờ đang tuần tra bầu trời theo hướng Beirut. 8 tiêm kích F-15 của Israel phát hiện mục tiêu nên đuổi theo.

"Đại bàng thép" F-15 Mỹ suốt 47 năm chưa từng nếm mùi thất bại - 2

Tiêm kích F-15 khai hỏa tên lửa.

Phi công Syria chỉ chờ có vậy, phóng 2 tên lửa R-40, ở cự ly vượt xa tầm bắn của mẫu tên lửa AIM-7F Sparrows do Israel sở hữu. Syria nói máy bay Israel trúng tên lửa đã rơi xuống biển cùng phi công.

Nhưng câu chuyện đáng chú ý nhất là vào ngày 9.6.1982, tiêm kích MiG-21 bắn trúng F-15D bằng tên lửa R-60/AA-8 Aphid. Phi công Israel điều khiển máy bay trong tình trạng hư hại nặng, bay về căn cứ hạ cánh khẩn cấp.

Những năm sau đó, Syria và Israel còn tiếp tục giao chiến trên không và câu chuyện máy bay Syria bắn rơi tiêm kích F-15 Israel vẫn tiếp tục xuất hiện, với kịch bản giống như trên.

Có thể nói, Israel đóng vai trò không nhỏ vào chiến công lên tới hơn 100 chiến thắng và chưa một lần thất bại của tiêm kích F-15. Ngày nay, F-15 không còn đóng vai trò quyết định trên chiến trường vì những cuộc không chiến trên bầu trời gần như không còn diễn ra.

Các máy bay đa nhiệm với khả năng tấn công mặt đất được sử dụng nhiều hơn, như chiến đấu cơ F-16. Mẫu tiêm kích F-15 hai động cơ hiện vẫn được nhà sản xuất McDonnell Douglas chế tạo, xuất khẩu sang nhiều nước đồng minh Mỹ như Ả Rập Saudi, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mẫu tiêm kích “bất khả chiến bại này” sẽ vẫn còn được sản xuất cho đến năm 2022.

Báo Anh: Tiêm kích tàng hình Su-57 hộ tống Putin “ăn đứt” F-35 của Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình diễn 6 chiếc Su-57 tối tân nhất khi đến gặp Ngoại trưởng Nga Mike Pompeo và sức mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN