Cựu tướng Nga: Putin sẵn sàng tấn công châu Âu

Vladimir Putin "không nói đùa” khi đe dọa tiêu diệt các tên lửa hạt nhân của Mỹ được tiếp nhận bởi các nước châu Âu, một cựu tướng Nga vừa nói với Daily Star.

Cựu tướng Nga: Putin sẵn sàng tấn công châu Âu - 1

Evgeny Buzhinskiy (phải) nói rằng Vladimir Putin "không nói đùa” khi đe dọa tiêu diệt các tên lửa hạt nhân của Mỹ được tiếp nhận bởi các nước châu Âu

Evgeny Buzhinskiy, một trung tướng đã nghỉ hưu từng làm việc dưới thời Xô viết, cho biết sự ổn định trong kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu đang bị “hủy hoại” bởi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Buzhinskiy nói rằng thật tiếc khi Trump đe dọa rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung năm 1987 (INF) - thỏa thuận giữa Nga và Mỹ nhằm loại bỏ một số tên lửa hạt nhân trên đất liền.

Buzhinskiy, chủ tịch tổ chức về chính sách “Trung tâm PIR”, cho rằng số phận an ninh toàn cầu phụ thuộc vào “những bước đi tiếp theo của Mỹ”.

"Nếu, trong trường hợp xấu nhất, họ cố gắng triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung đến một nơi nào đó như Ba Lan, điều này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai", ông nói với Daily Star.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là cuộc đối đầu kéo dài 13 ngày giữa Mỹ và Liên Xô, được coi là cuộc khủng hoảng sát nhất với xung đột hạt nhân toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng năm 1962 xảy ra khi Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tới Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga đáp trả bằng cách đưa tên lửa tới Cuba.

Nga và Mỹ cuối cùng đã đồng ý tháo dỡ vũ khí của mình sau những cuộc đàm phán dài và căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev.

Cựu tướng Nga: Putin sẵn sàng tấn công châu Âu - 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Buzhinskiy tin rằng một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra nếu tên lửa hạt nhân Mỹ được triển khai tới các căn cứ quân sự châu Âu trong trường hợp hiệp ước INF bị loại bỏ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không ngần ngại ra lệnh một cuộc không kích nếu Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân đến châu Âu, theo Buzhinskiy. “Tôi nghĩ Nga sẽ không có cách nào khác ngoài việc tiêu diệt những tên lửa này”, ông nói.

Ngày 24.10, Putin cảnh báo các quốc gia châu Âu rằng họ có thể trở thành mục tiêu của một "cuộc phản công" nếu tiếp nhận tên lửa hạt nhân của Mỹ.

“Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, câu hỏi chính là họ sẽ làm gì với những tên lửa tầm trung mà một lần nữa sẽ xuất hiện”, Tổng thống Nga nói trong một cuộc họp báo.

"Nếu họ đưa tên lửa đến châu Âu, phản ứng của chúng tôi sẽ tương đương, nếu mọi thứ tiến xa như vậy, các nước châu Âu đồng ý tiếp nhận tên lửa phải hiểu rằng họ đang đặt lãnh thổ của mình vào nguy cơ của một cuộc phản công”.

Buzhinskiy cho biết tuyên bố của Putin nên được xem xét kỹ lưỡng: "Ông ấy không nói đùa, ông ấy nghiêm túc”, Buzhinskiy nói.

Chuyên gia nói thêm: “Đôi khi cần phải nhắc nhở các đồng nghiệp châu Âu và Mỹ rằng Nga không phải là một quốc gia có thể bị đe dọa. Tổng thống Putin, ông ấy nhắc nhở đối tác của mình rằng Nga có khả năng (đáp trả)”.

Putin cảnh báo “lạnh gáy” sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân

Ông Putin đưa ra tuyên bố sau khi Washington nói rằng họ sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) với Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Daily Star ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN