Cựu trùm an ninh Kazakhstan bị bắt giữ có liên hệ mật thiết với Trung Quốc?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Cựu trùm an ninh Karim Massimov từng được coi là ứng viên kế nhiệm Tổng thống Nursultan Nazarbayev - người sáng lập Kazakhstan.

Trước khi bị bắt, ông Massimov là Giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan.

Trước khi bị bắt, ông Massimov là Giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan.

Nhưng trong tuần xảy ra bạo loạn do các phần tử khủng bố kích động, ông Massimov đã bị cách chức Giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia. Một ngày sau, vào ngày 6.1, ông Massimov bị bắt giữ với cáo buộc phản quốc.

Chính phủ Kazakhstan cho rằng ông Massimov phải chịu trách nhiệm vì với tư cách là người đứng đầu cơ quan an ninh quyền lực, ông đã thất bại trong việc ngăn chặn âm mưu khủng bố.

Ông Massimov là đồng minh thân cận của cựu Tổng thống Nazarbayev, người vẫn có ảnh hưởng lớn sau khi rời chức vụ Tổng thống sau 30 năm cầm quyền vào năm 2019.

Sau khi Kazakhstan tách khỏi Liên Xô năm 1991, quốc gia này rơi vào tình cảnh trì trệ. Khi đó, Kazakhstan gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Ông Massimov nổi lên là người tích cực hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Từng là cố vấn của phái đoàn thương mại Liên Xô ở Trung Quốc, ông Massimov về nước, lãnh đạo bộ phận kinh tế đối ngoại của Bộ Lao động.

Ông Massimov sang Urumqi, thủ phủ khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, là chuyên viên cao cấp tại một văn phòng thương mại Kazakhstan từ năm 1992 đến năm 1993.

Ông Massimov từng học tiếng Trung tại Đại học Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh, học về luật quốc tế tại Đại học Vũ Hán.

Những năm 1990, ông Massimov lãnh đạo các dự án phát triển thương mại và giao thương với Trung Quốc, bao gồm mở văn phòng của ngân hàng Halyk tại Bắc Kinh. Năm 1999, Tân Hoa xã từng mô tả đây là “bằng chứng về mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ hơn giữa Kazakhstan và Trung Quốc”.

Ông Massimov là người thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Kazakhstan và Trung Quốc.

Ông Massimov là người thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Kazakhstan và Trung Quốc.

Halyk khi đó là ngân hàng lớn nhất của Kazakhstan, thuộc sở hữu của con gái và con rể cựu Tổng thống Nazarbayev.

Năm 2000, ông Massimov làm Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Kazakhstan. Ông đề xuất với Nga và Trung Quốc về một tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa, nối Liên Vân Cảng ở phía đông Trung Quốc với Minsk ở Belarus và các cảng phía tây châu Âu, qua Kazakhstan.

Chỉ sau một năm, ông Massimov được bổ nhiệm làm phó thủ tướng, trong giai đoạn từ năm 2001-2003 và sau đó là năm 2006.

Ông Massimov là người thúc đẩy Kazakhstan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới bằng cách “phối hợp chặt chẽ” với Trung Quốc. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường ống xuyên quốc gia và khu vực thương mại tự do đã Kazakhstan ký với Trung Quốc trong giai đoạn ông Massimov làm phó thủ tướng.

Khi ông Massimov tới thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Dung Cơ từng nói: “Nếu có điều gì chưa đúng, hãy liên hệ trực tiếp với tôi. Chúng ta là những người bạn cũ”.

Mối quan hệ giữa ông Massimov và Trung Quốc càng được thắt chặt khi ông trở thành Thủ tướng, hai lần vào năm 2007-2012 và 2014-2016.

Trong các chuyến thăm Trung Quốc, ông Massimov đã ký các thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực hợp tác, từ tài chính đến nông nghiệp và điện lực.

Là thành viên trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc lãnh đạo, Kazakhstan đã hưởng ứng lời kêu gọi của Trung Quốc về việc tăng cường an ninh trong khu vực.

Ông Massimov nhiều lần lên tiếng trấn an về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nói rằng Kazakhstan hoàn toàn có thể cân bằng lợi ích giữa Trung Quốc và Nga.

Kazakhstan phụ thuộc vào các khoản vay của Trung Quốc để vượt qua cuộc suy thoái năm 2008 , do các khoản vay nước ngoài cạn kiệt và giá dầu giảm.

Gần đây, Kazakhstan trở thành một phần quan trọng trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Năm 2014, chính phủ Kazakhstan 14 đã khởi động dự án riêng để nâng cấp hệ thống đường sắt và đường bộ. Ông Massimov nói dự án nhằm bổ sung cho Sáng kiến Vành đai Con đường. 

Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2015, ông ký các thỏa thuận hợp tác trị giá 23,6 tỷ USD.

Sau khi bạo loạn bùng phát ở Kazakhstan, Trung Quốc đã ngỏ lời đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên, Nga đã nhanh tay can thiệp bằng cách đưa quân tới Kazakhstan và dập tắt các âm mưu lật đổ chính phủ chỉ sau vài ngày.

Theo các nhà phân tích, Nga và Trung Quốc những năm qua đều có các nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng ở Kazakhstan. Nhưng các diễn biến mới nhất cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn đi trước Trung Quốc một bước.

Ông Putin dẹp yên bạo loạn ở Kazakhstan, giờ đến lượt Ukraine?

Tổng thống Nga Vladimir Putin có quyết định táo bạo khi đưa quân chớp nhoáng tới quốc gia láng giềng Kazakhstan, hỗ trợ chống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN