Cứu trẻ rơi xuống từ tầng cao: Cách nào hiệu quả?
Vụ việc anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư ở Hà Nội không chỉ nhận khen ngợi của dư luận trong nước mà còn được truyền thông thế giới chú ý. Không ai muốn rơi vào tình cảnh mà anh Mạnh phải đối mặt, nhưng nếu bất ngờ gặp tình huống tương tự, cách xử lý nào là hợp lý nhất? Mời độc giả cùng chia sẻ về vấn đề này bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời tham khảo sẽ có vào lúc 15h hôm nay.
Theo BBC, các nhà vật lý cho biết, "chìa khóa" để giảm thiểu thương tích cho đứa trẻ bị rơi và người đỡ (bắt) là cố gắng giảm lực va chạm càng nhiều càng tốt, có thể bằng cách ngã ra khi đỡ đứa trẻ.
Tiến sĩ Lisa Jardine-Wright, nhà vật lý làm việc tại phòng thí nghiệm Cavendish, đại học Cambridge (Anh), đã xem xét các yếu tố chính liên quan và áp dụng các quy luật vật lý vào tình huống cứu một đứa trẻ rơi xuống từ tầng cao.
Theo bà Lisa, vật thể càng nặng thì lực va chạm càng lớn. Lực va chạm cũng sẽ lớn hơn nếu ở độ cao lớn hơn. Điều này đồng nghĩa, vật thể rơi ở tầng càng cao thì lực va chạm càng mạnh vì khi đó vật thể đang rơi với vận tốc lớn.
Để dễ tưởng tượng, tiến sĩ Lisa ví việc đỡ đứa trẻ rơi từ tầng cao với việc thủ môn bắt bóng. Một điểm dễ thấy là hầu hết thủ môn thường ngã khi bắt bóng.
"Nếu người đỡ ngã xuống khi bắt được đứa trẻ, điều đó có thể giúp giảm lực va chạm. Nếu cố gồng mình để trụ vững, lực va chạm sẽ rất lớn và nguy cơ tử vong hoặc bị thương cũng tăng theo. Nếu muốn một cú ngã an toàn thì nền cỏ hoặc đất sẽ lý tưởng hơn rất nhiều so với nền bê tông.
Cánh tay người đỡ sẽ chịu một phần lực rất lớn. Vì vậy, nếu cánh tay được thả lỏng và thoải mái sẽ giúp ích hơn rất nhiều.
Bà Lisa còn lấy ví dụ về diễn viên đóng thế trong phim hành động rơi từ tầng cao, va chạm với mái nhà hoặc tấm bạt che của tầng dưới, rồi rơi xuống đất mà không bị thương nặng. "Nếu có thể làm chậm độ rơi của vật thể, điều đó cũng giúp giảm lực va chạm. Trong trường hợp cứu một đứa trẻ rơi từ trên cao xuống. Nếu bạn đặt một tấm đệm dày hay thứ gì đó có tính co giãn, lực tác động sẽ giảm đi một phần khi va chạm xảy ra".
Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn nhiều thứ để bàn. Một người qua đường, phải đối mặt với tình huống nguy cấp là cứu một đứa trẻ sắp rơi từ tầng cao, có rất ít thời gian để cân nhắc và đưa ra quyết định đòi hỏi vừa chính xác, vừa kịp thời.
Andy Kettle, giám đốc Đại học Fire Service (Anh), cho rằng, không ai có đủ thời gian để mang theo một tấm đệm hay bạt lò xo tới vị trí thích hợp khi gặp phải tình huống khẩn cấp kiểu này.
"Gần như không có kỹ thuật hay thiết bị nào có thể áp dụng trong tình huống khẩn cấp như vậy. Nó xảy ra quá nhanh và không ai lường trước được. Người ngã rất khó hoặc không thể kiểm soát cơ thể họ khi rơi. Người dưới đất thì có rất ít thời gian để đưa ra phương án thực hiện đúng đắn", Kettle nói.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, công tác tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, hôm 3/3 cũng có chia sẻ rất chi tiết trên Facebook về vấn đề "đỡ trẻ ngã cao".
Với người đỡ, bác sĩ Phúc cho rằng: "Khi đỡ, cần chọn tư thế chân đứng rộng vững chắc, đầu gối hơi khuỵu xuống để hấp thụ một phần lực rơi, 2 tay đưa ra với lòng bàn tay hướng lên trên để chờ sẵn. Phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận trọng lượng cực lớn.
Nếu có 2 người đỡ, thì đứng cùng một phía để cố gắng một người bắt phần dưới cơ thể, một người bắt phần trên và cố làm giảm tốc độ của người rơi nhờ sử dụng lực của cánh tay".
Cứu trẻ từ tầng cao rơi xuống, theo mình là sẽ căng lưới dù có mắt đan vuông 5métx5mét và cách mặt đất từ 3-4 mét, khi rơi xuống lực nhún và lẩy nên sẽ giảm khi đó trẻ không làm sao.
Thật sự khó vì còn tùy thuộc vào trọng lượng rơi và độ cao. Theo mình thì nên trong tư thế vừa đỡ vừa đẩy ra khỏi trọng tâm rơi xuống thì sẽ giảm thiểu được trọng lực rơi xuống 1 điểm.
Mình đọc thấy một số bạn nói là đứng thẳng hay tay giơ cao. Mình không đồng ý với ý kiến đấy, tốt nhất là đỡ bằng áo trong tư thế chân khuỵu xuống tấn. Như vụ của tài xế Mạnh. May là anh ấy ngã trước, nếu anh ấy cứ đứng thẳng thì lực va chạm sẽ rất lớn và nếu tay anh ấy gẫy và va đập vào xương bé sẽ gây chấn thương cho bé nhiều hơn.
Nếu gặp trường hợp tương tự, người trong cuộc sẽ dễ bị cuống nếu là mình thì sẽ lột ngay chiếc áo mình đang mặc và sỏ vào tay để khi đỡ bé khỏi lọt qua khe tay, thế thôi!
Là người lớn nên tính và lo trước đừng để các bé rơi. "Không may" chỉ là lời biện hộ cho sự vô lo vô nghĩ của cha mẹ. Chả có ai rảnh mà đi lo khi rơi làm thế nào để đỡ.
Theo tôi là nếu có thời gian thì nên trải tấm chăn, hay nhiều quần áo dưới mặt đất, và trên tay cũng lót tấm chăn hay nhiều áo dày, khi đỡ thì nên đỡ tay rồi hạ xuống như đỡ bóng để giảm lực từ từ, chứ lực rơi mạnh cũng không thể đỡ khựng trên tay được rất dễ làm gãy cổ nạn nhân, có khi chả cứu đc mà người đỡ còn bị gãy tay. Nhưng tình huống cấp bách không chuẩn bị kịp thì cũng không nên đỡ người vì có thể thiệt hại kép. Như em bé 3 tuổi là may mắn phía dưới là mái tôn có đàn hồi nên em mới có thể sống sót thần kỳ, nếu phía dưới là gạch thì đỡ trúng thì vẫn đập đầu xuống đất.
Cởi ngay cái áo đang mặc và giữ nguyên 2 ống tay áo. Cầm chắc 2 cái vạt áo tạo thành một tấm vãi để đỡ. Kỹ thuật đón thì hên xui.
Ý kiến cá nhân của tôi là đừng bao giờ hy vọng đỡ gọn bé trong tay, như vậy là lực hãm quá đột ngột, theo tôi thì nên cởi áo của mình ra (càng dày càng tốt) rồi phủ lên 2 cẳng tay mình rồi để song song 2 cẳng tay và hướng chéo lên phía trước 1 chút, 2 chân đứng song song, khi đỡ bé thì đỡ bằng phần cẳng tay mình làm sao cho cột sống và cổ bé k bị gập đột ngột, rồi hạ cả 2 cẳng tay xuống giảm lực dần cho bé lăn trên 2 cẳng tay mình như lăn trên lòng máng xuống đất. Đây là ý kiến cá nhân của tôi.
Tìm nhanh các vật dụng mềm như chăn, màn, áo .. để hỗ trợ. Trường hợp không có thì đỡ bằng tay tư thế dơ hai tay lên cao, khi trẻ rơi xuống thì đỡ bằng hai tay, khi tiếp xúc thì vừa đỡ vừa xoay người đồng thời chùng người xuống để giảm lực và cuối cùng là ngã người ôm bé, cố gắng tránh va chạm những nơi nguy hiểm như đầu.
Mình cũng có coi nhiều clip đỡ bé nhưng lần này may mắn song hành cùng nhiều yếu tố khác với anh Mạnh và bé chứ không dễ như lời nói đâu. Nếu là mình, mình cũng sẽ làm vậy nhưng nếu có thể sẽ kiếm thêm vật gì mềm để đỡ bé tốt hơn, cảm ơn những người như a Mạnh rất nhiều!
Tìm nhanh các vật dụng chăn màn... hỗ trợ.
Tư thế dâng cao, hai tay đón bé từ trên cao, khi đã tiếp xúc được bé thì dìu xuống theo phương xoay người để kéo dài quãng đường giảm dần tốc độ và kết thúc là ngã người ôm bé.
Đứng thẳng. Giang tay ra đó. Khi bé chạm vào tay thì cúi người xuống kéo bé qua 1 bên.
Nếu vào tôi, tôi sẽ vừa chạy đến đỡ đứa bé vừa hô to cho mọi người ném nhiều chăn bông lên trên mái vì thời tiết khi đó nhà nào cũng có chăn, tất nhiên là với tình huống này rất khó kịp thời gian vì nó diễn ra quá nhanh, nhưng với những tình huống khác tôi nghĩ đó cũng là 1 giải pháp phần nào giảm thương vong. Hoặc hãy trải chăn bông lên 2 cánh tay để đưa ra đỡ.
Nếu ngã ở tầng 1- tầng 2 tôi còn dám đón, chứ tầng cao quá mà rơi vào mình thì có khi tử vong cả 2. Trường hợp tầng cao thì nhìn quanh xem có vật gì như chăn ga quần áo dày có tính đàn hồi tốt không thì lót ở dưới thôi.
Thả lỏng cơ lưng, đưa tay lên cao trước ngực, khi bé rơi chạm vào tay thì gập người xuống để tránh gãy lưng.
Có lẽ, cách tốt nhất là có tấm chăn (mền), bốn người bốn góc đỡ sẽ an toàn hơn. Nhưng trong tình huống cấp bách thì cũng chịu, chẳng biết lấy đâu ra. Cũng rất khâm phục lòng quả cảm của anh Mạnh
Khi đỡ 1 đứa trẻ từ trên cao nếu thời gian không cho phép thì ta đỡ đứa trẻ từ khoảng ngang ngực. Khi đỡ được rồi đồng thời tay phải nhún xuống 1 khoảng nhất định để giảm lực và nằm im 1 chỗ gọi cấp cứu. Tư thế đỡ đứng 1 chân trước 1 chân sau đảm bảo tạo chân trụ đứng vững.
Khi bắt lấy đứa trẻ rơi từ trên cao như vậy trước tiên bản thân phải chuẩn bị tư thế, lưng thẳng, chân khuỵu xuống một tí. Khi hai tay ta bắt được bé ở trên cao, theo quán tính ta phải đưa tay bắt lấy bé đồng thời dìu bé theo chiều rơi xuống một tí để mình và bé hạn chế bị tổn thương.
Nếu là tôi thì cũng như anh Mạnh. Làm thật nhanh chứ không thể suy nghĩ ra cách khi tính mạng 1 người rất quan trọng.
Mình quan tâm!
Thực sự, tôi cũng không rõ phải làm như thế nào trong lúc cấp bách như vậy. Phải là người thực sự dũng cảm mới dám bắt kiểu đó. Rất khâm phục những người như anh Mạnh.
Tôi không biết phải làm gì!
Mỗi tháng trong năm theo dương lịch thông thường có 30 hoặc 31 ngày, trừ tháng Hai có 28 hoặc 29 ngày. Nhưng vì sao tháng Hai...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]