Cựu Thủ tướng Đức Merkel lần đầu lên tiếng về xung đột ở Ukraine

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7.6 lên tiếng bảo vệ lập trường đối ngoại của Đức trong 16 năm bà nắm quyền, bác bỏ cáo buộc cho rằng các chính sách của bà là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cuộc xung đột ở Ukraine.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7.6 có cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi rời nhiệm sở vào tháng 12.2021.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7.6 có cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi rời nhiệm sở vào tháng 12.2021.

Trong lần đầu tiên trả lời phỏng vấn kể từ khi rời nhiệm sở vào tháng 12.2021, bà Merkel nói Nga có thể tấn công Ukraine sớm hơn, nếu như bà và các đồng minh phương Tây không can thiệp, theo Politico.

“Đánh giá của tôi rất rõ ràng, nếu xem xét đơn xin gia nhập NATO của Ukraine thì cuộc xung đột còn diễn ra sớm hơn”, bà Merkel nói.

Bà Merkel nhắc đến việc Đức chặn nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine năm 2008 và việc buộc Kiev ký thỏa thuận hòa bình Minsk vào năm 2014 và 2015.

“Tôi không tự trách mình”, bà Merkel nói, ám chỉ việc không thể ngăn cuộc xung đột ở Ukraine. “Tôi đã cố gắng hết sức. Nếu như các nỗ lực ngoại giao không thành công thì không có nghĩa là có điều gì sai. Do đó, tôi sẽ không xin lỗi”.

Bà nói mình từng không đồng ý cho Ukraine xin gia nhập NATO vì không muốn leo thang với Nga và vì khi đó Ukraine chưa sẵn sàng. “Đó không phải là Ukraine như chúng ta biết ngày hôm nay. Khi đó quốc gia này không ổn định và nạn tham nhũng tràn lan”, bà nói.

Bà Merkel cho rằng, thỏa thuận Minsk đã làm hòa hoãn tình hình và giúp Ukraine có thời gian để trở thành quốc gia như ngày hôm nay.

Tuy vậy, bà Merkel cũng chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. “Đây là cuộc tấn công bất chấp luật pháp quốc tế và không có lời nào bào chữa cho điều này”, bà Merkel nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 4 từng chỉ trích bà Merkel và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cho rằng hai nhà lãnh đạo này đã “quá nhượng bộ Nga”, khiến Moscow nghĩ rằng “có thể làm mọi thứ mà nước này muốn”.

Dưới thời bà Merkel và ông Sarkozy, Đức và Pháp chặn nỗ lực xin gia nhập NATO của Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Đức nêu lý do Berlin ngần ngại chuyển giao xe tăng cho Ukraine

Đức là một trong số các quốc gia châu Âu hứng chịu sự chỉ trích của đồng minh vì chậm chuyển giao cho Ukraine các vũ khí hiện đại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN