Cựu Thủ tướng Đức hé lộ mục đích thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine năm 2014

Thỏa thuận ngừng bắn Minsk giúp Ukraine có thêm thời gian chuẩn bị và tái tổ chức để trở nên mạnh mẽ hơn như ngày hôm nay, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7/12 nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thỏa thuận ngừng bắn năm 2014 và 2015 do Berlin và Paris làm trung gian ở Minsk (Belarus) là giải pháp giúp Kiev có thời gian củng cố quân đội và thỏa thuận đã đạt thành công về mặt này, cựu thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Đức Zeit về 16 năm nắm quyền, bà Merkel nói chính sách mà Đức đặt ra đối với Nga và Ukraine là chính xác, dù có thể chưa đạt thành công như mong đợi.

Bà Merkel mô tả thỏa thuận ngừng bắn Minsk 1 và 2 giai đoạn năm 2014 - 2015 là nỗ lực nhằm giúp Ukraine có thêm thời gian. Pháp và Đức dàn xếp lệnh ngừng bắn sau khi Ukraine thất bại trong việc dùng vũ lực trấn áp làn sóng ly khai ở vùng Donbass. Ngược lại, phe ly khai được Nga hỗ trợ mạnh mẽ.

"Ukraine đã tận dụng khoảng thời gian này để trở nên mạnh mẽ hơn như chúng ta thấy ngày hôm nay", bà Merkel nói. "Cục diện xung đột Ukraine năm 2014 - 2015 khác với Ukraine ngày nay. Trận đánh ở thành phố Debaltseve đầu năm 2015 cho thấy phe ly khai và Nga có thể tiến xa đến đâu. Khi đó, NATO chưa thể làm gì nhiều giúp Ukraine như bây giờ".

Trong trận Debaltseve diễn ra đầu năm 2015, phe ly khai được Nga hậu thuẫn đã huy động khoảng 15.000 quân để giành quyền kiểm soát thành phố Debaltseve và các khu vực lân cận ở tỉnh Donetsk. Sau trận này, thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 có hiệu lực và giao tranh ở Ukraine tạm ngưng cho đến tháng 2/2022.

Phản ứng về các phát biểu của cựu Thủ tướng Đức Merkel, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 8/12 nói: “Họ nói rất nhiều về các đánh giá pháp lý đối với những gì đang xảy ra xung quanh Ukraine, nhưng có thể nói đây chính là bằng chứng chống lại họ khi ra tòa”.

Theo bà Zakharova, những bình luận của bà Merkel là bằng chứng công khai thừa nhận rằng mọi động thái được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2015 chỉ nhằm “đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế khỏi các vấn đề thực tế và câu giờ, bơm vũ khí cho Kiev, gây leo thang căng thẳng dẫn đến xung đột quy mô lớn”.

Bà Zakharova nhấn mạnh, phương Tây đã lên kế hoạch cho xung đột ở Ukraine từ năm 2015, khi “dành hàng giờ” để đàm phán hiệp định Minsk nhưng không bao giờ cố gắng thực hiện bất kỳ phần nào của thỏa thuận ngừng bắn. “Họ không cảm thấy có lỗi với bất kỳ ai: Phụ nữ, trẻ em, dân thường ở Donbass hay tất cả người dân ở Ukraine. Họ cần một cuộc xung đột và họ chuẩn bị cho điều đó vào năm 2015”, bà Zakharova nói trong cuộc họp báo.

Trong bài phỏng vấn của tạp chí Zeit, bà Merkel cũng bảo vệ quyết định hợp tác với Nga để xây đường ống khí đốt Nord Stream 2. Theo bà Merkel, do mối quan hệ Nga - Ukraine xấu đi, Đức có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt và việc xây đường ống mới là cần thiết.

Bà Merkel cũng nói rằng, "Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ thực sự kết thúc" và "NATO lẽ ra nên có sự chuẩn bị trước để phản ứng với những hành động của Nga ở Ukraine năm 2014".

Tháng 3/2014, Nga giành quyền kiểm soát và tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea từ tay Ukraine một cách nhanh chóng, trước sự bất ngờ của phương Tây. 

Tháng 9 năm nay, Nga tuyên bố sáp nhập 4 vùng ở Ukraine, bao gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia. Bất chấp các tuyên bố của Nga, quân đội Ukraine vẫn phản kháng mạnh mẽ và giành lại một số vùng lãnh thổ.

Ông Putin tiết lộ lợi ích khi Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine

Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin cho hay, quân đội Nga có thể chiến đấu lâu dài ở Ukraine và chiến dịch quân sự đặc biệt đã mang lại cho Moscow...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh, Chính Pháp - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN