Cựu Thủ tướng Anh nói London có thể cần phải đưa quân đến Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson nói phương Tây có thể đối mặt với “mối đe dọa lớn hơn” nếu “Ukraine hứng chịu thất bại”.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Global Look Press.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Global Look Press.

Trả lời phỏng vấn của báo Anh GB News hôm 12/11, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo, Nga đạt được mục tiêu ở Ukraine sẽ gây ra khủng hoảng an ninh cho Mỹ và các đồng minh phương Tây. 

"Đó sẽ là các nước vùng Baltic. Ai cũng sẽ thấy tác động ở khu vực Thái Bình Dương nếu Ukraine thất bại", ông Johnson nói, nhưng không nêu chi tiết những tác động có thể xảy ra.

Ông cũng mô tả sự hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine là một "khoản đầu tư hợp lý" và một cách "tốt" để chi tiêu công. Ông lập luận, Anh sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho "an ninh tập thể" trong trường hợp Ukraine thất bại.

Cựu Thủ tướng Anh thừa nhận nguy cơ Mỹ cắt viện trợ cho Ukraine. Ông nói đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có những người ủng hộ quan điểm cắt viện trợ cho Kiev.

Theo ông Johnson, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ và Ukraine bắt đầu thua cuộc, Anh có thể rơi vào tình thế buộc phải triển khai quân đội đến khu vực. "Chúng ta sẽ phải để điều quân đội Anh đến giúp bảo vệ Ukraine", ông nói.

Nga đã nhiều lần khẳng định nước này không có kế hoạch tấn công các nước thành viên NATO. Moscow cũng cảnh báo NATO hỗ trợ quân sự cho Ukraine chỉ càng kéo dài xung đột, làm gia tăng nguy cơ đụng độ trực tiếp giữa Nga và liên minh.

Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh thay đổi học thuyết hạt nhân, trong đó liệt kê các cuộc tấn công của một quốc gia phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là lý do dẫn đến phản ứng hạt nhân từ phía Nga. Mỹ, Anh, Pháp là các nước thành viên NATO sở hữu vũ khí hạt nhân và hậu thuẫn Ukraine trong cuộc xung đột.

Ông Johnson là một trong những nhân vật có ảnh hưởng ở châu Âu ủng hộ Ukraine một cách hết sức mạnh mẽ. Ông bị cáo buộc làm gián đoạn cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev vào mùa xuân năm 2022 ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga và Ukraine được cho là đã đồng ý về một dự thảo thỏa thuận hòa bình, nhưng Kiev đã rút khỏi đàm phán vào phút chót do tác động từ ông Johnson. Tuy nhiên, ông Johnson đã bác bỏ điều này.

Tình hình đang ngày càng trở nên nguy cấp đối với lực lượng Ukraine đóng ở thành phố Kurakhove (vùng Donetsk), truyền thông Nga đưa tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN