Cựu quan chức Lầu Năm Góc: Viện trợ vũ khí cho Kiev là gánh nặng cho quốc phòng Mỹ

Một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho rằng việc Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine khiến các kho dự trữ cạn kiệt. Điều này ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của quân đội Mỹ trong một số kế hoạch tác chiến nhất định. 

Một lựu pháo của Mỹ được sử dụng ở nước ngoài. Ảnh: U.S Army

Một lựu pháo của Mỹ được sử dụng ở nước ngoài. Ảnh: U.S Army

Chia sẻ với hãng Sputnik (Nga) ngày 24/10, Wesley Hallman - cựu quan chức Lầu Năm Góc - nhận định, các nỗ lực cung cấp cho Ukraine số vũ khí trị giá 17,6 tỷ USD của Mỹ tính đến lúc này đang gây khó cho khả năng bổ sung kho dự trữ. 

"Tôi đã nói chuyện với giám đốc điều hành của một công ty sản xuất một số loại bom đạn mà Mỹ đang cạn kiệt vì đã viện trợ quá nhiều cho Ukraine. Tôi hỏi người đó rằng mất khoảng bao lâu để công ty có thể sắp xếp và sản xuất cho kho dự trữ. Người đó trả lời rằng có thể khoảng 2 năm", ông Hallman nói. 

"Mất 2 năm để một công ty sản xuất vũ khí có thể quay trở lại tốc độ sản xuất đủ để bổ sung cho kho dự trữ. Đó là khoảng thời gian dài", cựu quan chức Lầu Năm Góc nói thêm. 

Ông Hallman, một cựu binh có 27 năm phục vụ trong Không quân Mỹ, từng làm việc trong ban giám đốc chính sách và kế hoạch chiến lược của Bộ Tham mưu trưởng Liên quân, thuộc Lầu Năm Góc. 

Theo ông Hallman, quyết định của chính quyền ông Biden nhằm hỗ trợ quân sự cho Ukraine với số trang thiết bị, vũ khí trị giá 17,6 tỷ USD đang khiến kho dự trữ của Mỹ bị cạn kiệt. 

"Điều đó là đúng 100%. Tôi hiểu rằng việc hỗ trợ Kiev không chỉ gây cạn kiệt kho vũ khí của Mỹ, mà còn của các đồng minh như Anh, Ba Lan hay Đức", ông Hallman nhận định.

Cựu quan chức Lầu Năm Góc còn tin rằng việc kho dự trữ vũ khí Mỹ cạn kiệt ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng của quân đội nước này trong một số kế hoạch tác chiến nhất định. 

"Tôi không biết rõ mức độ sẵn sàng chiến đấu hiện tại là bao nhiêu vì tôi không còn trong quân đội Mỹ. Nhưng chắc chắn việc kho vũ khí cạn kiệt sẽ ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu. Không có lý nào khi mất đi số lượng lớn vũ khí lại không ảnh hưởng tới khả năng chiến đấu", ông Hallman nói thêm. 

Vị cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết, các kế hoạch hoạt động của quân đội Mỹ bao gồm cả việc vận chuyển vũ khí và trang thiết bị - vốn phụ thuộc nhiều vào sự sẵn có của kho dự trữ thiết bị quân sự.

"Việc sử dụng vũ khí trong thời bình sẽ khác với thời chiến. Nếu kho dự trữ không sẵn có, bạn buộc phải thay đổi kế hoạch tác chiến", ông Hallman phân tích. 

Ông Hallman chỉ ra rằng, cuộc xung đột ở Ukraine có thể giúp Mỹ có thêm thời gian để củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng trước những thách thức an ninh toàn cầu tiềm tàng. 

Theo hãng Sputnik, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoản hỗ trợ quân sự trị giá 17,6 tỷ USD, bao gồm hệ thống pháo HIMARS, đạn dược, lựu pháo, cùng nhiều trang thiết bị quân sự khác.

Các nghị sĩ Mỹ gần đây đã đề xuất dự thảo luật mới để đảm bảo kho vũ khí Mỹ không bị cạn kiệt và sẵn sàng cho các tình huống bất ngờ trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt, cũng như các căng thẳng xoay quanh vấn đề Đài Loan. Các nghị sĩ hy vọng dự thảo luật này được đưa vào dự thảo luật chi tiêu quốc phòng của Thượng viện Mỹ, sẽ được bỏ phiếu sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Chiến sự Ukraine: Mỹ cạn kiệt kho tên lửa chuyển cho Ukranie, gấp rút tăng tốc sản xuất

Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch tăng tốc sản xuất các tên lửa phòng không vác vai Stinger và tên lửa chống tăng Javelin để bù đắp cho kho vũ khí đang cạn kiệt khi không ngừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN