Cựu phi công Mỹ nhận định bất ngờ về năng lực của chiến đấu cơ F-16 nếu dùng ở Ukraine

Giới chức Ukraine đã nhiều lần hối thúc Mỹ và phương Tây cung cấp các chiến đấu cơ F-16, cho rằng đó là vũ khí phù hợp để đối phó Nga. Nhưng một cựu phi công Mỹ nói rằng những chiếc F-16 sẽ không có cơ hội chứng minh năng lực trong môi trường chiến đấu rủi ro cao như ở Ukraine.

Một chiếc F-16 của Mỹ bay trên bầu trời Đức vào năm 2015.

Một chiếc F-16 của Mỹ bay trên bầu trời Đức vào năm 2015.

Chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-16 "không thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong môi trường tác chiến hiện đại", John Venable, cựu phi công Mỹ có 25 năm kinh nghiệm chiến đấu, trả lời phỏng vấn trên báo Mỹ Insider.

F-16 là khí tài được Kiev đề cập hàng đầu khi kêu gọi viện trợ từ phương Tây. Các chuyên gia quân sự và cựu phi công Mỹ cho rằng tình hình chiến trường Ukraine hiện không phù hợp để những chiếc F-16 thể hiện năng lực, thậm chí còn khó sống sót nếu được tung vào chiến trường.

"Chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4+ như F-16 thiếu tính năng tàng hình, hoàn toàn bị áp đảo trong môi trường có nhiều mối đe dọa như hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga", cựu phi công Venable nhận định.

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nga cũng rất hạn chế sử dụng các chiến đấu cơ trong chiến đấu. Nếu tham gia chiến đấu, các chiến đấu cơ Nga thường ném bom dẫn đường tầm xa hoặc tên lửa đối không có khả năng tấn công mục tiêu cách xa hàng trăm km để đảm bảo an toàn. Về khả năng tấn công tầm xa, các dòng máy bay tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ tỏ ra phù hợp hơn F-16. 

Các hệ thống phòng không uy lực của Nga "cũng đặc biệt hiệu quả" trước các máy bay Ukraine, là vũ khí chính bắn rơi nhiều máy bay, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) ở Ukraine, theo đánh giá của Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) có trụ sở ở Mỹ.

Cựu phi công Venable nói về nguy cơ tên lửa phòng không S-400 đánh lừa hệ thống chỉ thị mục tiêu của chiếc F-16. Mẫu tiêm kích này cũng hoàn toàn có thể bị lưới phòng không Nga bắn rơi trước khi vào tầm thả bom thông minh.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga khai hỏa trong một cuộc tập trận.

"Cung cấp thêm tiêm kích MiG-29 cho Ukraine không thay đổi được tình hình chiến trường. Ngay cả khi Mỹ hỗ trợ cho Ukraine những chiếc F-16 hiện đại nhất, cục diện chiến sự cũng sẽ không có thay đổi trong vòng một năm tới, chứ chưa nói đến cuộc phản công giai đoạn mùa xuân sắp tới của Ukraine", cựu phi công Venable nói.

Cựu phi công Mỹ kể lại việc mình từng điều khiển chiến đấu cơ trên bầu trời châu Âu trong thập niên 1980 - 1990, khi những chiếc F-16 tỏ ra hiệu quả trong việc khắc chế các tổ hợp phòng không sản xuất từ thời Liên Xô.

"Khi đó, cũng có khả năng máy bay của tôi bị bắn rơi nhưng tôi vẫn cảm thấy tự tin, rằng tỉ lệ thành công và thất bại là tương đương", cựu phi công Venable nói. "Ngày nay thì khác, Nga đã gia tăng đáng kể năng lực phòng không. Ngày nay, các máy bay như F-16 sẽ không có cơ hội sống sót".

Nhưng cũng có một điểm tích cực nếu Mỹ giúp binh sĩ Ukraine học cách điều khiển chiến đấu cơ phương Tây, đó là góp phần nâng cao tiêu chuẩn chiến đấu, cựu phi công Venable nhận định.

Các tiêu chuẩn ở đây không chỉ có các máy bay hiện đại mà còn các công nghệ cụ thể, mạng lưới cung cấp hậu cần, bảo trì và chiến thuật chiến đấu.

Theo cựu phi công Venable, làm quen với tiêu chuẩn chiến đấu của phương Tây và của NATO sẽ hữu ích một khi Ukraine có thể chuyển sang sử dụng nền tảng chiến đấu cơ thế hệ 5.

Ảnh vệ tinh hé lộ thiệt hại ở cơ sở tên lửa Ukraine sau cuộc tập kích của Nga

Ảnh vệ tinh do báo Mỹ thu thập cho thấy hình ảnh trước và sau cuộc tập kích của Nga nhằm vào một cơ sở sản xuất và lưu trữ tên lửa ở thành phố Pavlograd, vùng Dnipro, miền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN