Cựu Đô đốc Mỹ: Không thể làm ngơ trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông

“Thế giới không thể làm ngơ trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông”. Đó là tiêu đề bài viết của ông James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu, đăng trên tạp chí Nikkei Asian Review ngày 30-5.

Theo Đô đốc Hải quân Mỹ về hưu James Stavridis, Bắc Kinh đã gây sức ép với các nước láng giềng và xây dựng sức mạnh quân đội. Mở đầu bài viết, ông James Stavridis dẫn binh pháp của Tôn Tử. "Trong hai thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông đã gợi nhớ đến Tôn Tử với "chiến lược thắng lợi trọn vẹn là không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch". Tuy nhiên trong thời kỳ rối ren này (giữa lúc Mỹ bầu cử và thế giới bị phân tâm vì dịch Covid-19), sự kiên nhẫn đó bắt đầu thay đổi".

Gần đây nhất, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân của mình để gây áp lực cho các quốc gia duyên hải, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Một tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở biển Đông, hành động bị cộng đồng quốc tế lên án. Ngoài ra còn xảy ra các vụ "chạm mặt" giữa tàu Trung Quốc và tàu hải quân Mỹ ở biển Đông.

Tàu JS Izumo (phải) và tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở biển Đông từ ngày 19-20.6.2019. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu JS Izumo (phải) và tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận ở biển Đông từ ngày 19-20.6.2019. Ảnh: Hải quân Mỹ

Do việc ngăn chặn dịch Covid-19 tương đối thành công và các động thái nhanh chóng mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc dường như đang ở vị thế khuếch trương "quyền lực mềm" cũng như các ưu đãi kinh tế. Từ những diễn biến vừa nêu, ông James Stavridis đặt câu hỏi rằng có thể làm gì trước chiến lược mới nhằm củng cố kiểm soát ở biển Đông của Trung Quốc?

Ngày 28-5, Hải quân Mỹ đưa khu trục hạm USS Mustin tới gần quần đảo Hoàng Sa trong khuôn khổ các hoạt động tự do hàng hải (FONOP), thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông. Trước đó, Hải quân Mỹ đã 2 lần đưa tàu vào biển Đông trong một nỗ lực tương tự để thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước và thực hiện một chiến dịch như vậy gần Hoàng Sa vào tháng 3.

Về phía Trung Quốc, nước này ráo riết mở rộng hạm đội tàu chiến đang hoạt động, tăng số lượng và cải thiện công nghệ của tên lửa hành trình. Tất cả những điều này giúp Bắc Kinh vững lòng hơn trước các hoạt động tự do hàng hải của Washington.

Bộ Quốc phòng Úc ngày 22-4 cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Parramatta (thuộc lớp Anzac) của Hải quân Hoàng gia Úc đã tập trận với các tàu chiến Mỹ ở biển Đông. Ảnh: Sputnik

Bộ Quốc phòng Úc ngày 22-4 cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Parramatta (thuộc lớp Anzac) của Hải quân Hoàng gia Úc đã tập trận với các tàu chiến Mỹ ở biển Đông. Ảnh: Sputnik

Theo ông James Stavridis, đối với phần còn lại của thế giới, các lựa chọn cho cục diện hiện này khá khó khăn. Không ai muốn rơi vào tính huống như Chiến tranh Lạnh hay phải khai hỏa với Trung Quốc. Thế nhưng, để vừa tránh những tình huống đó vừa chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở biển Đông sẽ đòi hỏi áp lực kinh tế và ngoại giao cũng như răn đe quân sự. Điều đó có nghĩa là Mỹ nên thúc đẩy lên án ngoại giao từ các quốc gia trên biển Đông, cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Về phía quân đội, thực hiện nhiều hoạt động tự do hàng hải và không chỉ riêng Mỹ mà còn mở rộng sang các đồng minh, thậm chí phối hợp với các quốc gia hàng đầu của NATO như Anh, Pháp. Bên cạnh đó cần có biện pháp trừng phạt kinh tế nếu hành vi nguy hiểm tiếp diễn trên biển Đông. Ông James Stavridis cho rằng một phần cuộc đương đầu Mỹ - Trung sẽ xảy ra trong thế giới mạng, nên Mỹ cần có sự phòng thủ mạnh mẽ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc có thể dùng chiêu trò gì ở biển Đông trong thời gian tới?

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Mỹ chuyên về chính sách đối ngoại và các vấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Bình ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN