Cựu Đại sứ Mỹ: Washington muốn dùng kinh tế để "dìm" quân đội Nga?

Mục đích của việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow là “xóa sổ” lực lượng quân đội và hải quân hùng mạnh của Nga, vì lợi ích của Washington.

Cựu Đại sứ Mỹ: Washington muốn dùng kinh tế để "dìm" quân đội Nga? - 1

Quân đội Nga

Tuyên bố trên được cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, Giám đốc Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, John Herbst đưa ra khi trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Ukraine “Pryamoi”.

"Chúng tôi muốn để nền kinh tế của họ yếu hơn, bởi vì một nền kinh tế mạnh có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho sức mạnh quân sự. Và chúng tôi không muốn một quốc gia hiếu chiến có một quân đội mạnh hay lực lượng hải quân mạnh. Do đó, các biện pháp trừng phạt chắc chắn phục vụ lợi ích của chúng tôi", ông Herbst nói.

Đồng thời, ông cũng tham khảo số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nói thêm rằng do các lệnh trừng phạt, GDP của Nga hàng năm “mất thêm một số phần trăm”.

Trước đó, Đặc phái viên của Bộ ngoại giao Mỹ về các vấn đề Ukraine Kurt Volker nói rằng các nước châu Âu và Washington nên xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga sau vụ việc Moscow bắt giữa các tàu Ukraine ở Biển Đen.

Đáp lại, đại diện thường trực của Nga ở Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov lưu ý rằng Hoa Kỳ đã lợi dụng vụ việc này để tăng áp lực trừng phạt đối với Moscow từ Liên minh châu Âu, nhưng họ đã không thành công.

Tháng 8 năm ngoái, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật với hàng loạt các  biện pháp chống Nga.

Cựu Đại sứ Mỹ: Washington muốn dùng kinh tế để "dìm" quân đội Nga? - 2

EU gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Trước đó, ngày 13/12, tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố, EU gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Chủ tịch Donald Tusk nêu rõ: "EU đã nhất trí kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong bối cảnh không có bất kỳ tiến triển nào trong việc thực thi các thỏa thuận Minsk". Các thỏa thuận Minsk là những hiệp ước hòa bình mà Moscow đã đạt được với Ukraine, Đức và Pháp nhằm chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine.

Nghị viện châu Âu (EP) cũng đã thông qua nghị quyết phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Dự án của Nga-Đức đưa khí đốt sang châu Âu qua đáy biển Baltic), cho rằng dự án này đe dọa an ninh năng lượng châu Âu, đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của Ukraine trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu. Điện Kremlin coi nghị quyết này là ví dụ điển hình của sự “cạnh tranh không lành mạnh”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết của Nghị viện châu Âu (EP) kêu gọi ngừng thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, bà Zakharova nhấn mạnh, việc châu Âu - nơi đang rất cần nguồn cung năng lượng - phản đối hợp tác năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và hình thức hợp tác năng lượng là sự điên rồ.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga

Quân đội Nga trong những năm qua đã thu hút sự chú ý đặc biệt bởi sự xuất hiện của những siêu vũ khí thế hệ mới,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Đức ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN