Cuộc tập trận chưa từng có giữa Ukraine và NATO

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

NATO cùng Ukraine vừa kết thúc đợt tập trận thử nghiệm các hệ thống chống máy bay không người lái (UAV). Đây là lần đầu tiên Kyiv tham gia kiểu diễn tập này.

Reuters hôm 20-9 đưa tin các cuộc tập trận diễn ra tại một căn cứ quân sự ở Hà Lan, với sự tham gia của hơn 20 quốc gia và 50 công ty. Họ đã thử nghiệm các hệ thống tiên tiến giúp phát hiện và chống lại UAV, đồng thời đánh giá hiệu quả khi chúng phối hợp nhau.

Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày, kết thúc hôm 19-9 bằng màn trình diễn gây nhiễu và tấn công mạng UAV. Sự hiện diện ngày càng tăng của UAV trong xung đột Ukraine - Nga, với mục đích tiêu diệt mục tiêu và khảo sát chiến trường, đã thúc đẩy NATO tăng cường tập trung vào mối đe dọa tiềm ẩn từ thiết bị này.

"NATO coi mối đe dọa này là cực kỳ nghiêm trọng. Chúng tôi không thể thụ động trong lĩnh vực này" – ông Matt Roper - Giám đốc Trung tâm Đồng tình báo, giám sát và trinh sát tại cơ quan công nghệ NATO - cho biết.

Một báo cáo công bố hồi tháng 9-2023 cho thấy NATO có rất ít UAV chiến đấu ở cường độ cao chống lại đối thủ ngang hàng. Do đó, NATO có thể gặp khó khăn khi muốn tích hợp hiệu quả thiết bị này khi ra chiến trường.

UAV hiện diện ngày càng nhiều trong xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters

UAV hiện diện ngày càng nhiều trong xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Cùng ngày 19-9, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine thông báo sẽ cấm sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị do chính phủ sở hữu - Reuters đưa tin.

Quyết định này được đưa ra sau khi ông Kyrylo Budanov - người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự GUR – tung ra bằng chứng một số cơ quan đặc biệt của Nga có thể truy cập các tin nhắn Telegram, kể cả tin nhắn đã xóa, cũng như dữ liệu cá nhân của người dùng.

Sau đó, ông Andriy Kovalenko - người đứng đầu trung tâm chống thông tin sai lệch của hội đồng - đăng trên Telegram rằng các hạn chế chỉ dành cho thiết bị chính thức, không áp dụng với điện thoại cá nhân.

Telegram đã ra tuyên bố phản bác thông tin này. "Telegram chưa bao giờ cung cấp dữ liệu tin nhắn cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Nga. Các tin nhắn đã xóa sẽ bị xóa vĩnh viễn và về mặt kỹ thuật là không thể khôi phục được" - tuyên bố nêu.

Telegram cũng cho rằng mọi trường hợp "tin nhắn bị rò rỉ" đều đã được chứng minh "thiết bị đó bị xâm nhập, thông qua việc tịch thu hay bị trúng phần mềm độc hại".

Telegram được sử dụng rộng rãi ở cả Ukraine và Nga, đồng thời trở thành nguồn thông tin quan trọng trong xung đột. Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng như các chỉ huy quân sự và quan chức Ukraine đều thường xuyên cập nhật diễn biến xung đột và các quyết định quan trọng trên ứng dụng này.

Bộ trưởng quốc phòng Romania, Ba Lan và Latvia đã viết một bức thư chung gửi tới các đồng minh NATO nhấn mạnh nhu cầu phải tăng cường ngay lập tức các nỗ lực phòng không ở sườn phía Đông của liên minh quân sự này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN