Cuộc sống khổ cực như nô lệ của người nhập cư bất hợp pháp ở Anh
Khi Li Hua nộp 14.000 bảng Anh (hơn 400 triệu đồng) cho băng đảng “đầu rắn”, anh ta được hứa rằng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn ở Anh chỉ sau một tuần.
Trong số các nạn nhân chết đuối do thủy triều lên khi đang thu hoạch sò, chỉ có Li sống sót.
Nhưng Li Hua đã phải mất tới 2 năm trong hành trình dài từ châu Á qua châu Âu để tới được Anh. Li phải làm việc như lao động khổ sai để trả tiền cho hành trình của mình.
“Đó là hành trình khó khăn suốt 2 năm và chúng tôi đã đi qua hàng trăm địa điểm khác nhau mà tôi chưa từng biết”, Li nói với tờ The Sun. “Chúng tôi không được phép đặt câu hỏi”.
Đến Anh năm 2004, Li chỉ được ở một nơi bẩn thỉu, nằm trên sàn bê tông với 25 người đàn ông khác, bị đưa đi thu hoạch sò ở vùng Lancashire.
Chỉ một tuần sau khi bắt đầu công việc, Li suýt chút nữa mất mạng vì anh và 23 người khác mắc kẹt ở vịnh khi thủy triều dâng. Li là người duy nhất sống sót.
Li sinh ra và lớn lên tại một tỉnh nghèo ở miền nam Trung Quốc. Anh đặt chân tới Anh năm 26 tuổi. Và như nhiều lao động nhập cư Trung Quốc khác, anh phải oằn mình gồng gánh một khoản nợ khổng lồ vì giấc mơ đổi đời ở trời Âu.
"Ở làng, tôi bán rau để kiếm sống nhưng chỉ đủ ăn. Tôi muốn kiếm nhiều hơn cho gia đình", Li nói. Vậy nên khi được trao cơ hội đến Anh, Li ngay lập tức đồng ý, nhờ gia đình trả trước khoản tiền 14.000 bảng Anh bằng cách cầm cố ngôi nhà.
Thuyền cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân vào bờ.
"Tôi đã trả rất nhiều tiền và được hứa hẹn một công việc tốt hơn. Họ bảo tôi sẽ được sống ở một nơi thoải mái, tiện nghi", Li nói.
Câu chuyện của Li Hua khá phổ biến ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nơi nổi tiếng bởi nạn buôn người đi khắp thế giới. Những người ra nước ngoài được hứa hẹn sẽ kiếm được một khoản tiền xứng đáng sau 3-4 năm.
Khi đến Anh nhờ trốn trong thùng xe tải, Li được đưa đến London. Một người đàn ông ngay lập tức tiếp cận nói có một công việc ở Liverpool. Li nói anh không được phép hỏi bất cứ thứ gì nên đành chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác.
"Khi đến nơi họ mới bảo tôi công việc là đi nhặt sò. Không ai trong chúng tôi từng làm công việc này trước đây nhưng tất cả chúng tôi đều cần công việc để tồn tại", Li nói.
Thay vì có một cuộc sống dễ dàng như hứa hẹn, Li, buộc phải làm việc 7 ngày mỗi tuần trong điều kiện lạnh giá với thù lao chỉ 10 bảng một ngày. "Công việc rất vất vả, làm 7 ngày trong tuần. Bạn được giao cho một công cụ để đào, nhìn thấy sò thì dùng tay nhặt vào túi. Một người phải nhặt ít nhất 2 đến 3 túi mỗi ngày", Li nói.
Nhóm của Li chỉ được ăn bánh mỳ và nước trắng, ngủ trên sàn bê tông lạnh buốt. Li sợ những kẻ mafia nên không dám than vãn và cứ thế làm việc. "Nơi ở bốc mùi, lạnh giá, không có máy sưởi", Li kể. "Chúng tôi chỉ có bánh mỳ và trà hoặc nước lọc cho bữa sáng. 25 người chúng tôi ngủ chung một phòng, tất cả xếp hàng nằm cạnh nhau trên nền bêtông, mỗi người một chiếc chăn. Không có thứ gì sạch sẽ cả nhưng bạn chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi".
Cảnh sát Anh đi bộ qua những bao sò mà nhóm người xấu số kiếm được trong ngày.
“Làm việc suốt cả ngày đã rất mệt rồi nên khi về chỉ còn biết ngủ”, Li kể lại. Làm việc như nô lệ, Li không được cung cấp thiết bị an toàn cũng như không được cảnh báo về mối nguy hiểm của việc thủy triều lên xuống thất thường và hố cát sụt.
Vào một đêm đông rét buốt tháng 2.2004, Li cùng 23 người khác bị nhấn chìm dưới làn nước triều lạnh giá của vịnh Morecambe. Li bị những con sóng dữ quật lên xuống và anh là người duy nhất sống sót. Li nhớ mình được đưa lên bờ trong khi 23 người khác chỉ còn là những cái xác không hồn.
Vụ việc từng gây chấn động nước Anh, với việc Li và những người khác được mô tả là nô lệ thời hiện đại. Băng đảng buôn người mà Li làm việc cho thực tế kiếm tới 1 triệu bảng Anh mỗi ngày nhờ mạng lưới nô lệ, trong khi những nạn nhân như Li chỉ kiếm đc 10 bảng mỗi ngày.
Sau thảm kịch, Li lo sợ đến tính mạng mình nên chỉ bảo là đi picnic và không may gặp nạn. Các điều tra viên nhận thấy Li quá sợ để nói ra sự thật nên đưa anh vào chương trình bảo vệ nhân chứng. Nhờ lời khai của Li, cảnh sát bắt được ông trùm Lin Liang Ren với 21 cáo buộc khác nhau. Ren bị kết án 14 năm tù giam.
Số tiền 1 triệu bảng Anh mỗi ngày kiếm được, Ren ăn chia với đồng bọn và nướng hết vào casino.
Li năm nay đã 42 tuổi, có vợ và hai con, nói: “Tôi muốn đem lại công lý cho những người bỏ mạng. Tất cả những gì chúng tôi làm là để sống sót, còn hắn ta chỉ muốn tiền”.
“Đó là ký ức hãi hùng mà sẽ theo đuổi tôi trong suốt phần đời còn lại”, Li nói.
Gia đình có con được cho là nằm trong số 39 người tử vong trên xe container ở Anh cho rằng những kẻ buôn người đã “quá...