Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Anh

Hàng thập kỷ sau khi Thế chiến 2 trôi qua, nước Anh đối mặt với những khó khăn chồng nhất, trở thành con nợ của Mỹ. Sự kiện Anh gây chiến ở Ai Cập năm 1956 được coi là “giọt nước làm tràn ly” kiến Anh chấm dứt tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Những con tàu bị đánh đắm để chặn hoàn toàn hướng di chuyển ở kênh đào Suez năm 1956.

Những con tàu bị đánh đắm để chặn hoàn toàn hướng di chuyển ở kênh đào Suez năm 1956.

Theo Guardian, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez thường được coi là dấu ấn cuối cùng của Anh với tư cách là đế quốc.

Năm 1956, Anh vẫn nắm quyền kiểm soát các thuộc địa trải dài từ vùng Caribe ở phía tây cho đến Singapore, bán đảo Mã Lai và Hong Kong ở phía đông. Hầu hết các vùng đất ở châu Phi cũng thuộc quyền kiểm soát của Anh.

Trên thực tế, Mặt trời đã phủ bóng đen lên đế quốc Anh từ trước thời điểm năm 1956. Đặc biệt là khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947.

Các phong trào dân tộc nổ ra khắp nơi, ảnh hưởng gia tăng của Liên Xô và Mỹ khiến Anh dần đánh mất vị thế là cường quốc dẫn đầu trong một thế giới tự do mới.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1952, vua Farouk trị vì Ai Cập bị buộc phải sống lưu vong. Một năm sau, nhóm các sỹ quan quân đội chính thức chiếm quyền kiểm soát chính phủ. 

Quyền lực tập trung vào tay Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser. Ông là người muốn khôi phục danh dự và sự tự do trên toàn cõi Ả Rập, với Ai Cập là trung tâm.

Israel chiếm bán đảo Sinai trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956.

Israel chiếm bán đảo Sinai trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956.

Mục tiêu đầu tiên của Nasser là chấm dứt sự hiện diện quân sự của Anh ở kênh đào Suez. Kênh đào là biểu tượng cho sự thống trị của đế quốc Anh ở châu Phi kể từ những năm 1880.

Ngay khi lên nắm quyền, Nasser ra tối hậu thư buộc Anh phải rút khỏi kênh đào Suez trong 20 tháng.

Đế quốc Anh khi đó chìm trong khủng hoảng, không còn Winston Churchill, Thủ tướng vĩ đại nhất lịch sử Anh, nên đành phải chấp nhận.Người thay thế ông Churchill là Anthony Eden, nhà lãnh đạo không “gặp thời”.

Tháng 7.1956, binh sĩ Anh cuối cùng rút khỏi kênh đào Suez. Đến ngày 26.7, Nasser đơn phương tuyên bố quốc hữu hoá công ty vận hành kênh đào, tạo ra cơn địa chấn ở Anh, khởi đầu cho chiến dịch quân sự.

Chiến dịch quân sự chóng vánh

Anh cùng đồng minh Pháp và Israel, lấy cớ Ai Cập không giữ lời đưa kênh đào thuộc quyền kiểm soát quốc tế, phát động chiến dịch quân sự.

Ngày 31.10, quân đội Anh và Pháp, với mũi nhọn là lính dù, ồ ạt đổ bộ xuống khu vực kênh đào. Với Israel, nhà nước Do Thái coi đây là cơ hội hưởng lợi, vì bị Ai Cập cấm sử dụng kênh đào từ khi lập quốc vào năm 1948.

Ở trên bộ, lục quân Israel tiến công như vũ bão qua sa mạc Sinai, hai ngày trước khi liên quân Anh-Pháp tấn công. Chỉ chưa đầy 7 ngày, toàn bộ vùng bán đảo Sinai thuộc quyền kiểm soát của Israel.

Nhiệm vụ chính của liên quân Anh-Pháp là phá huỷ không quân Ai Cập, huỷ hoại nền kinh tế Ai Cập và chiếm lại quyền kiểm soát kênh đào từ tay Ai Cập.

Nhưng trước khi mất quyền kiểm soát kênh đào, các binh sĩ Ai Cập đã đánh đắm 47 tàu, làm tắc nghẽn hoàn toàn kênh đào.

Trong toàn bộ chiến dịch chỉ kéo dài 9 ngày, Israel huy động 175.000 quân, Anh có 45.000 quân và Pháp đóng góp 34.000 quân đối đầu 300.000 quân Ai Cập. Thương vong bên phía liên minh chỉ ở mức 650 binh sĩ thiệt mạng và 900 người khác bị thương. Phía Ai Cập tổn thất tới 3.000 binh sĩ và 4.000 người khác bị thương, bị phá huỷ 125 xe tăng và hơn 215 máy bay.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao

Binh sĩ Ai Cập bị liên quân Anh-Pháp bắt sống trong chiến dịch quân sự năm 1956.

Binh sĩ Ai Cập bị liên quân Anh-Pháp bắt sống trong chiến dịch quân sự năm 1956.

Liên Xô dĩ nhiên phản ứng với chiến dịch quân sự của Anh, Pháp và Israel. Nhưng điều Thủ tướng Anh khi đó là Anthony Eden không ngờ là lập trường cứng rắn của Mỹ. 

Mỹ là đồng minh lớn nhất, là chủ nợ của Anh kể từ Thế chiến 2. Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower gửi thông điệp rằng Anh phải ngừng chiến dịch quân sự ở Ai Cập. Nếu không, lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu sẽ can thiệp.

Bộ Tài chính Mỹ cũng doạ cắt toàn bộ các khoản vay cho Anh. Trong trường hợp Mỹ cấm vận dầu mỏ, đế quốc Anh sẽ kiệt quệ nếu không phát động chiến tranh ở Kuwait và Qatar.

Thủ tướng Anh Eden còn mắc sai lầm khi không phát động tấn công ngay từ tháng 7.1956, sau khi Ai Cập quốc hữu hoá kênh đào. Ông Eden đợi đến tháng 10, khi đại bộ phận người dân Anh đã chấp nhận và cảm thấy không có lý đo để gây chiến.

Đối mặt với những thách thức từ cả đồng minh, các quốc gia đối thủ, cộng đồng quốc tế và cả dư luận trong nước, ông Eden đành chấp nhận ngừng bắn vào ngày 6.11.1956.

Ngày 19.11, chỉ 3 ngày trước khi binh sĩ Anh cuối cùng rút khỏi kênh đào Suez, Thủ tướng Anh Eden rời London đến Jamaica với lý do chữa bệnh.

Ngày 9.1.1957, ông Eden từ chức, kết thúc chiến dịch quân sự cuối cùng của Anh với tư cách là đế quốc. 25 năm sau, các binh sĩ Anh chỉ chiến đấu một cách giới hạn ở nước ngoài, với lý do hỗ trợ chính quyền bản địa, hơn là áp đặt chính sách từ London.

Có thể nói, sự kiện khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 là “giọt nước tràn ly” khiến giới lãnh đạo Anh phải chấp nhận sự thật rằng giai đoạn thống trị toàn cầu từ cuối thế kỷ 16 đã trôi qua.

Kế hoạch dùng 520 quả bom hạt nhân của Mỹ, tạo kênh đào thay thế Suez ở Israel

Mỹ từng lên kế hoạch sử dụng 520 quả bom hạt nhân để tạo kênh đào chảy qua Israel, tạo tuyến đường thay thế cho kênh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN