Cuộc gặp của bà Merkel với Tổng thống Putin trước chiến sự Ukraine
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà đã có ý định triệu tập các cuộc đàm phán ở châu Âu với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2021, tuy nhiên nỗ lực này không đi đến đâu vì ờ thời điểm đó, bà chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/11 (giờ địa phương) với tạp chí tin tức Spiegel, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên kế hoạch tổ chức cuộc đàm phán độc lập với Tổng thống Nga Vladimir Putin về một hình thức đàm phán mới ở châu Âu vào năm 2021. Đó là mùa hè cuối cùng bà Merkel cầm quyền.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự một cuộc họp báo trước lễ trao giải của Quỹ Gulbenkian, ở Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 13/10. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên đến tháng 9/2021, bà Merkel đã chính thức rút lui khỏi chính trường, kết thúc 16 năm cầm quyền sau cuộc bầu cử của Đức. Bà chính thức trao lại quyền lực cho ông Olaf Scholz của đảng Dân chủ Xã hội vào tháng 12.
"Nhưng tôi không còn sức mạnh để thúc đẩy các cuộc thảo luận ấy, bởi sau tất cả, mọi người đều biết rằng tôi sẽ ra đi vào mùa thu", bà Angela Merkel chia sẻ.
Đề cập đến chuyến thăm chia tay Moscow vào tháng 8/2021, bà Merkel tiết lộ với Spiegel: "Cảm giác lúc ấy rất rõ ràng thế này: 'Về mặt chính trị, bạn coi như đã kết thúc'. Đối với ông Putin, chỉ quyền lực mới là quan trọng".
Liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine, ngày 24/11, Điện Kremlin cho rằng Kiev có thể "chấm dứt sự đau khổ" của người dân bằng cách đáp ứng "các yêu cầu" của Nga để giải quyết xung đột.
Phía Ukraine gọi cuộc tấn công của Nga là vô cớ, đã khiến hàng ngàn người dân thiệt mạng, phá hủy các thị trấn và thành phố, đồng thời buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Họ nói rằng cuộc xung đột sẽ chỉ kết thúc khi Moscow rút lui toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine, bao gồm các khu vực mà họ đã chiếm đóng từ năm 2014.
Hôm 24/11, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov thừa nhận rằng họ nhắm mục tiêu vào các cơ sở năng lượng của Ukraine. Tuy nhiên, ông nói rằng chúng có liên quan đến hệ thống kiểm soát và chỉ huy quân sự của Ukraine và mục đích là làm gián đoạn dòng quân, vũ khí và đạn dược của Ukraine tới tiền tuyến.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, Nga từ lâu đã là một “nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy” cho châu Âu và luôn bán khí đốt với giá thấp hơn các đối thủ cạnh...
Nguồn: [Link nguồn]