Cuộc đời của vị nữ hoàng lắm tài nhiều tật, chuyên quyền, phóng đãng bậc nhất lịch sử
Nữ hoàng Ekaterina II sinh ngày 2/5/1729, tên khai sinh là Sophie Friederike Auguste von Anhalt- Zerbst Dornburg, xuất thân từ gia đình quý tộc Phổ. Bà là vị Nữ hoàng trứ danh trị vì lâu nhất nước Nga và đưa nước Nga trở thành một cường quốc tại châu Âu ở thế kỷ 18.
Vị nữ hoàng tài giỏi nhưng độc ác chuyên quyền
Nữ hoàng Ekaterina II. Tranh của họa sỹ Dickinson William
Cả cuộc đời của nữ hoàng Ekaterina II từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn lên toàn màu hồng, với nhung lụa trên người và quyền lực trong tay. Ngay từ thuở nhỏ, bà đã được đào tạo để trở thành một tiểu thư tài trí thông minh, cốt cách quyền quý.
Sophie được đánh giá là một cô bé với vẻ ngoài xinh đẹp với mái tóc bạch kim óng ánh, gương mặt thon, chiếc mũi thanh tú cùng đôi môi chúm chím và đôi mắt xanh như ngọc lục bích. Chính vì xinh đẹp như vậy nên nàng đã sớm được cha hứa hôn cho Hoàng tử nước Nga khi chỉ vừa tròn tuổi 14. Nói đúng hơn thì đây là một cuộc hôn phối chính trị và là tiền đề cho sự quyền lực của cô bé Sophie về sau.
Năm 1761, Nữ hoàng Elizaveta qua đời, con trai Pyotr III kế vị và Ekaterina II đã trở thành Hoàng hậu nước Nga. Pyotr II là một người đàn ông xấu xí, kém tài và bất lực nên tình duyên của Ekaterina II với ông không được trọn vẹn, hạnh phúc.
Theo sử sách ghi chép, Ekaterina II là người phụ nữ thông minh, quyết đoán nhưng cũng rất mưu mô và độc ác, chỉ chăm lo vun vén quyền lợi cho giới quý tộc. Ngày 28/6/1796, Ekaterina II đã trực tiếp mang trang phục sĩ quan, cưỡi ngựa đến doanh trại trung đoàn cận vệ, đọc cáo trạng về âm mưu chống nước Nga của chồng. Lập tức sau đó, Nga hoàng Pyotr III đã bị bắt giam và một tuần sau bị sát hại trong cuộc ẩu đả.
Ekaterina II kế nghiệp chồng mình trở thành Nữ hoàng của đế quốc Nga. Sau đó, với sự thông tuệ và năng khiếu chính trị bẩm sinh của mình, bà đã đưa nước Nga bước vào thời hoàng kim, xứng đáng là một cường quốc tại châu Âu. Chính vì vậy mà Nữ hoàng Ekaterina đã được ví là một trong những vị vương quân vĩ đại và thành công nhất của châu Âu vào thế kỷ 18.
Tuy nhiên, bà cũng bị phê phán kịch liệt bởi lợi dụng trí tuệ và nền văn minh của thế kỷ Khai sáng ở châu Âu cho mục đích trấn áp nông dân, kìm hãm sự phát triển trí thức, chính điều này mà chế độ quân chủ chuyên chính của bà tồn tại không bền vững.
Nữ hoàng Ekaterina II. Tranh của họa sĩ Fyodor Rokotov
Lối sống phóng đãng và cái chết bí ẩn
Nữ hoàng Ekaterina II bị chỉ trích là người phóng đãng trong cuộc sống riêng tư, thậm chí còn bị đặt cho biệt danh “Hoàng hậu Messalina phương Bắc” hay “Hoàng đế Claudius”. Quả thực, từ khi lấy chồng năm 15 tuổi cho đến lúc qua đời ở tuổi 67, Ekaterina II có rất nhiều người tình, từ những đại quý tộc tài năng quyền cao chức trọng như Công tước Saltykov cho đến những kẻ bất tài và có cuộc sống riêng tư rất đáng ngờ.
Trong số tất cả các người tình của Nữ hoàng Ekaterina, nổi lên một số cái tên đáng chú ý như người tình đầu tiên - Bá tước Sergei Vasilievich Saltykov. Ông nổi tiếng vì chính Nữ hoàng đã công khai mối quan hệ của hai người, thậm chí bà còn tuyên bố con trai của mình, tức là Nga hoàng Pavel I chính là kết quả của mối tình vụng trộm này mặc cho nhiều người nhận định, Nga hoàng Pavel I giống Hoàng đế Pyotr III (tức người chồng đã bị xử trảm của Ekaterina) như đúc bởi vẻ ngoài xấu xí và trí lực thấp kém.
Người nổi tiếng thứ 2 trong danh sách tình nhân của nữ Hoàng Ekaterina chính là người đã đưa bà đến ngôi Nữ hoàng Nga – Grigori Orlov, một vị quan cao cấp trong triều. Hai người có với nhau một người con là Công tước Aleksey Grigorievich Bobrinsky.
Vị quý tộc Stanisław August Poniatowski cũng nằm trong danh sách tình nhân của Nữ hoàng, bà đã sủng ái người này tới mức giúp đưa ông lên ngôi Vua của Ba Lan, hai người cũng có một đứa con gái chung mang tên Anna.
Nữ hoàng Ekaterina II và tình nhân - Bá tước Sergei Vasilievich Saltykov. Tranh của họa sỹ Georg Cristoph Grooth
Sử liệu chép lại, hầu như tất cả các thanh niên trai tráng nào muốn được trở thành tình nhân của Nữ hoàng đều phải qua vài cuộc xét kiểm nghiêm ngặt được chính bác sỹ riêng của Nữ hoàng Ekaterina đứng ra thực hiện.
Cái chết bất ngờ của Nữ hoàng Ekaterina II năm 1796 cũng vướng phải nhiều tin đồn không hay. Đã hơn hai thế kỷ trôi qua nhưng hậu thế vẫn chưa giải mã được cái chết bí ẩn của người phụ nữ này.
Giả thiết được đưa ra gần đây nhất là Ekaterina II đã bị kẻ xấu sát hại trong khi đi vệ sinh, tuy nhiên vẫn chưa thuyết phục bởi xung quanh bà lúc nào cũng có các cận thần hộ tống.
Một giả thiết khác được nhắc đến trong cuốn sách của tác giả, nhà sử học người Nga Alexander. Theo đó, vào cuối đời, Nữ hoàng Ekaterina II mắc bệnh thần kinh, bị ngã nhiều lần, nhưng được bác sĩ chăm sóc rất tận tình và được các linh mục làm lễ cầu may trong suốt 12 giờ liền trước khi qua đời vào lúc 21h45 ngày 6/11-1796. Đặc biệt, trong khoảng thời gian 45 phút trước khi qua đời, bà còn được bác sĩ người Scotland tên là John Rogerson chăm sóc rất chu đáo nhưng do chứng đột qụy quá nặng nên bà đã ra đi.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi bị phế truất khỏi ngôi hoàng đế vào năm 74 trước Công nguyên, có lẽ Lưu Hạ không biết rằng mình đã lập nên kỷ lục duy trì suốt hơn 2.100 năm sau.