Cuộc đời bi kịch của đại mỹ nhân Trung Hoa chịu cảnh làm vợ cha con chồng

Trong lịch sử Trung Hoa, có một mỹ nhân chấp nhận cuộc đời vĩnh viễn rời xa quê hương, sống ở nơi đất khách quê người, với khung cảnh sa mạc đầy khắc nghiệt.

Hình tượng Vương Chiêu Quân trong phim ảnh Trung Quốc.

Hình tượng Vương Chiêu Quân trong phim ảnh Trung Quốc.

Mỹ nhân đó là Vương Chiêu Quân, một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Vương Chiêu Quân từ ngày vào cung chưa một lần được hoàng đế đoái hoài vì qua bức tranh vẽ chân dung, hoàng đế không cảm thấy sự hấp dẫn.

Hoàng đế vì quá bận rộn nên không trực tiếp xem mặt các cung nữ, tuyển chọn thê thiếp, chỉ dựa vào các bức tranh vẽ chân dung do họa sĩ trong cung phác họa để đánh giá.

Đến khi tiễn mỹ nhân này làm đi về nơi xa, làm vợ thủ lĩnh Hung Nô, hoàng đế mới tận mới nhìn thấy Vương Chiêu Quân. Nhưng đến lúc này thì đã muộn, chỉ còn biết nuối tiếc, theo Supchina.

Hán thư, tài liệu ghi chép khoảng 100 năm sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, viết rằng vào năm 33 trước Công nguyên, một cô gái là cung nữ phục vụ Hán Nguyên Đế Lưu Thích thời Tây Hán.

Khác với Dương quý phi, Vương Chiêu Quân không được hoàng đế đoái hoài dù vào cung đã lâu, thậm chí chưa từng gặp mặt Hán Nguyên Đế. Cô không sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, chỉ là con gái một thường dân. 

Vào thời Đông Hán, có hai tài liệu ghi chép về cuộc đời Vương Chiêu Quân. Một tập truyện ngắn kể về thời Tây Hán, mô tả Vương Chiêu Quân là mỹ nhân tuyệt sắc bị lãng quên trong cung.

Vì số lượng cung nữ và ái phi quá lớn, Hán Nguyên Đế không trực tiếp lựa chọn người vui vẻ cùng mình, mà dựa vào các bức chân dung do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ.

Vương Chiêu Quân không có tiền hối lộ họa sĩ, dẫn đến việc cố tình bị vẽ xấu, khiến hoàng đế bỏ qua, không biết rằng có một mỹ nhân tuyệt sắc ở ngay trong hậu cung.

Vì quá tin vào họa sĩ, Hán Tuyên Đế Lưu Thích vĩnh viễn để vuột mất một mỹ nhân.

Vì quá tin vào họa sĩ, Hán Tuyên Đế Lưu Thích vĩnh viễn để vuột mất một mỹ nhân.

Năm 33 TCN, Thiền Vu Hung Nô Hô Hàn Tà đến thăm Trường An. Hán Nguyên Đế quyết định chọn một cung nữ, phong làm công chúa để gả cho thủ lĩnh bộ lạc ở vùng đất tây bắc, nay là Mông Cổ. 

Vương Chiêu Quân vì muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, liền xung phong tình nguyện. Theo Hán thư, trong ngày Vương Chiêu Quân ra mắt Thiền Vu Hung Nô, Hán Nguyên Đế cũng có mặt. 

Hô Hàn Tà thấy Vương Chiêu Quân liền đồng ý ngay, rất vui mừng với người vợ mới. Ngược lại, Hán Nguyên Đế lại ngỡ ngàng vì nhan sắc của mỹ nữ, thầm nghĩ rằng tại sao mình lại để sót một mỹ nhân tuyệt sắc như vậy.

Nhưng lệnh đã ban ra, Hán Nguyên Đế vì giữ thể diện, không thể thu về, đành tiếc nuối để Vương Chiêu Quân cùng đoàn người Hung Nô trở về vùng đất sa mạc xa xôi.

Sau khi tiễn Vương Chiêu Quân lên đường bình yên, Hán Nguyên Đến lập tức ra lệnh xử tử họa sĩ Mao Diên Thọ.

Dưới thời nhà Hán, Hung Nô luôn là thế lực đáng sợ từ phương Bắc. Hán Cao Tổ Lưu Bang một thời phải nhân nhượng bằng cách gả con gái của các gia đình quý tộc, cung cấp cống phẩm hàng năm cho các thủ lĩnh Hung Nô.

Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp vì hòa bình, đã hi sinh bản thân để mở ra giai đoạn ôn hòa giữa nhà Hán và Hung Nô trong 60 năm.

Cuộc sống của Vương Chiêu Quân ở đất Hung Nô xa xôi, lạ lẫm khiến nàng chưa bao giờ có được hạnh phúc thật sự, dù rằng Hô Hàn Tà rất si mê, chiều chuộng hết mực.

Vương Chiêu Quân rời quê nhà đến sống ở vùng sa mạc xa xôi do người Hung Nô kiểm soát.

Vương Chiêu Quân rời quê nhà đến sống ở vùng sa mạc xa xôi do người Hung Nô kiểm soát.

Vua Hung Nô khi đó đã quá tuổi, qua cái tuổi phong độ của thanh niên trai tráng. Người bộ lạc Hung Nô có lối sống du cư, khác biệt với người Hán. Tuy cuộc hôn nhân không hề hạnh phúc, nhưng Vương Chiêu Quân chưa từng một lời phàn nàn.

Giai đoạn này, Vương Chiêu Quân sinh cho vua Hung Nô một người con. Năm 31 TCN, vua Hung Nô qua đời, con trai cả tên Phục Chu lên nắm quyền. 

Hán thư chép rằng, Vương Chiêu Quân đã đề nghị được về Trung Hoa. Nhưng theo quy định của người Hung Nô, khi người chồng chết thì vợ trở thành thê thiếp của con trai riêng của chồng. Trong cuộc hôn nhân mới này Chiêu Quân sinh thêm hai người con gái.

Không rõ Vương Chiêu Quân qua đời khi nào, được an táng bên bờ nam sông Đại Hắc, nay là khu tự trị Nội Mông. Cuộc đời bi kịch của Vương Chiêu Quân là chủ đề bất tận cho thơ ca văn học Trung Hoa. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, Chiêu Quân đã may mắn thoát khỏi nhà Hán, sống ở nơi xa xôi nhưng được trọng vọng hơn.

Năm 2020, các nhà khoa học Trung Quốc dựa vào các tài liệu ghi chép trong lịch sử và các hiện vật trong lăng mộ Vương Chiêu Quân, từ đó phác họa chân dung mỹ nhân này.

Theo Sohu, kết quả hoàn toàn bất ngờ, hình ảnh không hề giống với cách đánh giá về vẻ đẹp của người hiện đại. Trong ảnh, Chiêu Quân có khuôn mặt hình chữ điền với mắt một mí khá nhỏ và mũi cao. Dung mạo của nàng không quá xấu xí nhưng với người hiện đại thì đây không thể được xem là mỹ nhân bậc nhất lịch sử.

Tuy nhiên, các học giả cho rằng, có thể trong con mắt của người xưa, Vương Chiêu Quân thực sự là một mỹ nữ. Những gì phục dựng lại cũng chỉ mang tính tham khảo, không đảm bảo đó là hình tượng thật của một người từng sống cách đây hơn 2.000 năm, theo Sohu.

Ngày nay, Vương Chiêu Quân là biểu tượng của sự thống nhất giữa các dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Nội Mông, nơi có 17% người Mông Cổ sinh sống.

_____________________

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có một mỹ nhân xuất thân hèn kém, từ nô tì trở thành hoàng hậu, uy quyền vượt hoàng đế, cuối cùng triều đại sụp đổ chóng vánh. Mỹ nhân đó là ai? Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 3 xuất bản 19h ngày 31.1

Nguồn: [Link nguồn]

Đại mỹ nhân ”gieo họa” khiến triều đại hùng mạnh ở Trung Hoa suy vong

Một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc có cuộc đời đầy bi kịch, đến nay vẫn không rõ buộc phải tự sát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Chuyện cung đình Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN