Cuộc đổ bộ liều lĩnh phá hủy căn cứ không quân Argentina của đặc nhiệm Anh

Cách đây hơn 40 năm, Anh và Argentina xảy ra xung đột quân sự nhằm quyết định quyền kiểm soát quần đảo Falkland ở Nam Thái Bình Dương. Một trong những thành công cốt lõi của chiến dịch là nhờ chiến công của đặc nhiệm SAS trong một sứ mệnh quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến 2.

Tàu sân bay HMS Invincible của Anh rời cảng Portsmouth, dẫn đầu hạm đội tới quần đảo Falkland vào ngày 5/4/1982.

Tàu sân bay HMS Invincible của Anh rời cảng Portsmouth, dẫn đầu hạm đội tới quần đảo Falkland vào ngày 5/4/1982.

Ở giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự, các đặc nhiệm SAS tinh nhuệ được huy động cho nhiệm vụ phá hủy các máy bay, trạm radar tại một sân bay quân sự của Argentina ở đảo tiền phương. Hải quân Anh lo ngại các máy chiến đấu của Argentina có thể tạo ra mối đe dọa đáng kể cho các tàu đổ bộ và tàu chiến Anh, theo Insider.

Hòn đảo chiến lược

Chỉ dài chưa tới 16km, đảo Pebble nằm ở phía bắc đảo Tây Falklands – hòn đảo lớn thứ hai của quần đảo.

Đảo Pebble ban đầu là nơi số ít cộng đồng dân cư bản địa sinh sống với một sân bay nhỏ. Khi người Argentina tới hòn đảo, họ nhận ra vị trí chiến lược ở phía bắc quần đảo nên đã nhanh chóng biến sân bay trên đảo thành một căn cứ quân sự quy mô và đặt các trạm radar cảnh báo sớm.

Không quân Argentina đưa nhiều máy bay chiến đấu tới hòn đảo và huy động hàng trăm binh sĩ đồn trú làm nhiệm vụ bảo vệ.

Một trong số các máy bay quân sự đáng chú ý là mẫu T-34 Turbo Mento với khả năng đánh chìm các tàu đổ bộ di chuyển chậm của hải quân Anh.

Vị trí đảo Pebble ở quần đảo Falkland.

Vị trí đảo Pebble ở quần đảo Falkland.

Các máy bay khác như A-4 Skyhawks do Mỹ sản xuất, Etendards và Mirage III do Pháp sản xuất và Dagger do Israel sản xuất giúp quân đội Argentina nghĩ đến khả năng đánh bại hạm đội Anh trong cuộc xung đột.

Ở thời điểm đó, hạm đội chủ lực đông đảo của Anh vẫn chưa tới quần đảo Falklands. Chỉ có một nhóm đặc nhiệm SAS tới tiền trạm từ vài tuần trước với sự hỗ trợ của một số tàu chiến.

Sự chuẩn bị

Đêm ngày 11/5, trực thăng Sea King đưa 8 đặc nhiệm SAS thuộc nhóm tham gia chiến dịch gọi là đội D bí mật thâm nhập đảo Kepple, hòn đảo nhỏ nằm ở phía nam đảo Pebble.

Họ có nhiệm vụ xác định vị trí và thống kê số lượng các máy bay Argentina, cũng như các lớp phòng thủ. Các đặc nhiệm thông báo cho một nhóm khác đông đảo hơn, sẵn sàng cho nhiệm vụ đổ bộ lên đảo Pebble.

Từ đảo Kepple, nhóm trinh sát đặc nhiệm SAS vượt qua dòng nước lạnh giá để tới đảo Pebble và lập trạm quan sát bí mật, giám sát căn cứ không quân Argentina.

Trong suốt 2 ngày, các đặc nhiệm SAS liên tục di chuyển , né tránh các nhóm tuần tra Argentina và gửi về các thông tin giá trị.

Nhóm biệt kích Anh chuẩn bị lên trực thăng từ tàu sân bay HMS Hermes.

Nhóm biệt kích Anh chuẩn bị lên trực thăng từ tàu sân bay HMS Hermes.

Trong khi đó, 45 đặc nhiệm SAS còn lại thuộc đội D sẵn sàng vũ khí. Khi nhiệm vụ trinh sát kết thúc, họ sẽ đổ bộ lên đảo Pebble và hội quân với nhóm trinh sát để tấn công mục tiêu.

Các đặc nhiệm SAS được trang bị súng trường M-16, súng chống tăng LAW 66, súng máy GPMG, súng phóng lựu và súng cối hạng nhẹ 81mm.

Mỗi thành viên mang theo ít nhất 36kg quân trang, gồm 400-600 viên đạn và mang bổ sung 2 viên đạn súng cối để hỗ trợ đồng đội.

Nhóm tấn công bắt đầu sứ mệnh nguy hiểm, xuất phát từ tàu sân bay HMS Hermes. Do mối đe dọa của không quân Argentina và tầm quan trọng của tàu sân bay, con tàu không thể tiếp cận quần đảo Falklands vào ban ngày.

Các đặc nhiệm SAS phải hành động vào ban đêm và phải trở lại tàu trước khi Mặt trời lên cao. Nhóm trinh sát thông báo phát hiện 11 máy bay Argentina trên đảo Pebble và đây là các máy bay thực sự, không phải mô hình. Cuộc đột kích trên đảo Pebble chính thức bắt đầu.

Chiến dịch không suôn sẻ

Đêm ngày 14/5, 3 trực thăng Sea King đưa nhóm đặc nhiệm SAS tới khu vực cách căn cứ không quân Argentina khoảng 8km và liên lạc với nhóm trinh sát.

Nhiệm vụ diễn ra chậm 1 giờ so với kế hoạch do một trực thăng gặp sự cố ngay trước khi cất cánh. Thời gian không ủng hộ nên các đặc nhiệm SAS sau đó phải chạy bộ tới mục tiêu.

Hình ảnh chụp lại sau cuộc đột kích cho thấy các máy bay Argentina đã bị phá hủy.

Hình ảnh chụp lại sau cuộc đột kích cho thấy các máy bay Argentina đã bị phá hủy.

Một số thành viên bị lạc nhưng cuối cùng tất cả vào vị trí lúc 7 giờ sáng ngày 15/9. Một khu trục hạm Anh chấp nhận rủi ro, vào vị trí yểm trợ bằng cách nã pháo vào trại lính ở căn cứ không quân Argentina.

Các đặc nhiệm khi đó bắt đầu hành động, cài thuốc nổ lên các máy bay, trạm radar nhân lúc rối loạn. Cuộc đột kích lẽ ra chỉ diễn ra trong 15 phút, nhưng trên thực tế kéo dài 45 phút.

Đến cuối cùng, tất cả mọi thứ đều bị phá hủy, bao gồm 11 máy bay chiến đấu tại căn cứ, kho đạn và kho nhiên liệu của Argentina. Hai đặc nhiệm SAS bị thương nhẹ và được đưa khỏi hòn đảo an toàn.

Phía quân đội Argentina chỉ có 1 binh sĩ thiệt mạng, nhưng tổn thất lớn nhất là các khí tài quân sự đắt đỏ.

“Chúng tôi tận dụng cơ hội ít ỏi để thực hiện chiến dịch, chỉ có vài ngày để luyện tập và chuẩn bị”, một cựu đặc nhiệm SAS nói trên tờ Insider.

Nhóm tàu chiến Anh đụng độ với tàu Argentina.

Nhóm tàu chiến Anh đụng độ với tàu Argentina.

“Cuộc đổ bộ trên đảo Pebble là cơ hội để chúng tôi đánh giá năng lực chiến đấu thực sự. Nhiệm vụ rất cơ bản so với các sứ mệnh trong Thế chiến 2, nhưng kết quả là xuất sắc, xứng đáng được ghi vào biên niên sử của Trung đoàn đặc nhiệm”.

Vài ngày sau, một thảm họa đã xảy ra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mới, trực thăng Sea King chở nhóm đặc nhiệm SAS thuộc đội D và G rơi xuống biển do chim bay vào động cơ.

18 đặc nhiệm SAS, bao gồm nhiều người từng tham gia cuộc đổ bộ trên đảo Pebble đã thiệt mạng. Đây là tổn thất lớn nhất của đặc nhiệm SAS kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc.

Dù vậy, sứ mệnh diễn ra thành công giúp hạm đội Anh tăng thêm sự tự tin để đối đầu trực tiếp với hải quân và không quân Argentina. Chiến sự kết thúc vào ngày 14/6/1982, với kết quả Anh kiểm soát hoàn toàn Falklands và giữ vững quần đảo cho đến nay.

_______________________

Không phải tất cả các sứ mệnh nổi bật nhất của đặc nhiệm Anh SAS đều kết thúc bằng thành công. Trong cuộc Chiến tranh Iraq năm 1991, một nhóm đặc nhiệm SAS thâm nhập vào lãnh thổ Iraq nhằm xác định vị trí các tên lửa đạn đạo Scud uy lực hàng đầu khi đó. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như dự tính với kết thúc mà ít ai có thể lường trước. Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 4 xuất bản 0h30 ngày 28/1.

Chiến dịch táo bạo giải cứu đồng đội bị phiến quân giam giữ của đặc nhiệm Anh

Trong sứ mệnh ở châu Phi vào năm 2000, các đặc nhiệm SAS của Anh lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ giải cứu đồng đội bị một nhóm phiến quân bắt giữ làm con tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đặc nhiệm Anh SAS Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN