Cuộc chiến tranh hiện đại đẫm máu đầu tiên: Liên quân Anh, Pháp, Thổ tấn công đế quốc Nga

Trong giai đoạn thế kỷ 19, nhận thấy đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu, Sa hoàng Nga Nicholas I muốn nhân cơ hội mở rộng bờ cõi, trong khi Anh và Pháp coi sự tồn vong của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ là yếu tố cốt lõi nhằm cân bằng cán cân quyền lực ở châu Âu.

Sa hoàng Nga Nicholas I qua đời khi liên quân Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm thành Sevastopol ở bán đảo Crimea.

Sa hoàng Nga Nicholas I qua đời khi liên quân Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm thành Sevastopol ở bán đảo Crimea.

Cuộc chiến tranh Crimea (1853-1856) chỉ diễn ra trong 3 năm nhưng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên cướp đi sinh mạng của khoảng 650.000 người.

Liên quân Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với đế quốc Nga, khi Sa hoàng Nga Nicolas I muốn tận dụng thời cơ đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) suy yếu để mở rộng ảnh hưởng ở đông Địa Trung Hải và Trung Đông.

Anh và Pháp quyết định đưa quân hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại Nga bành trướng sẽ đe dọa đến các tuyến đường giao thương quan trọng, theo History.

Xung đột xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo

Ngọn lửa khơi mào cho cuộc chiến là căng thẳng tôn giáo giữa người Công giáo và các tín đồ Chính thống giáo, bao gồm cả người Nga, về quyền hành hương đến Jerusalem.

Sau bạo lực đẫm máu ở Bethlehem, phía nam Jerusalem, dẫn đến nhiều linh mục Chính thống giáo bị sát hại, Sa hoàng Nicholas I đã cử sứ giả tới gặp hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ Abdulmecid I.

Sa hoàng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tín đồ Chính thống giáo ở Nga được tiếp cận bình đẳng đến các địa điểm tôn giáo do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, cũng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ công nhận mình là người bảo trợ chotín đồ Chính thống giáo trên toàn cõi đế quốc Ottoman, theo nhà báo Anh A.N. Wilson.

Sau khi hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ các yêu sách trên, Sa hoàng Nicholas I gọi “Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ ốm yếu của châu Âu”, quyết định phát động chiến tranh, chiếm quyền kiểm soát hai vùng đất thuộc đế quốc Thổ Nhĩ kỳ khi đó là Moldavia và Walachia (nay thuộc Romania).

Tháng 10.1853, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên chiến với Nga, hoàng đế Abdulmecid I mở chiến dịch phản kích các lực lượng Nga.

Cuộc chiến Crimea chỉ kéo dài gần 3 năm, nhưng khiến hơn 650.000 người chết.

Cuộc chiến Crimea chỉ kéo dài gần 3 năm, nhưng khiến hơn 650.000 người chết.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ giành được một số chiến thắng ban đầu, cuộc chiến càng về sau càng ngả về phía Nga. Tháng 11.1853, các tàu chiến Nga nã pháo về phía các tàu Thổ Nhĩ Kỳ tại cảng Sinop ở Biển Đen, khiến 2.000 sĩ quan và thủy thủ thiệt mạng.

Sự kiện này khiến dư luận châu Âu phẫn nộ và lên án các hành động quân sự của Nga.

Anh và Pháp tham chiến

Việc Nga thắng thế khiến Anh lo ngại mất tuyến đường giao thương qua Thổ Nhĩ Kỳ, tới Ấn Độ. Trong khi đó, Pháp vẫn chưa nguôi sự kiện hoàng đế Napoleon tấn công Nga thất bại năm 1812, quyết định nhân cơ hội này báo thù.

Tháng 3.1854, Anh và Pháp tuyên chiến với Nga, đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ. Ở giai đoạn cao trào, khoảng 673.000 quân đồng minh đối đầu với 889.000 quân Nga.

Tháng 9.1854, 30.000 quân Pháp, 26.000 quân Anh và 4.500 quân Thổ đổ bộ ở Eupatoria, thị trấn thuộc bán đảo Crimea ngày nay.

Mục tiêu là tạo bàn đạp tiến công đến thành Sevastopol, thủ phủ bán đảo Crimea và là căn cứ của Hạm đội Biển Đen Nga.

Vài ngày sau, quân đồng minh nghênh chiến quân Nga trong trận Alma. Trận chiến kết thúc chỉ sau 3 giờ, khiến quân Sa hoàng Nicholas I phải rút lui.

5.700 binh sĩ Nga thiệt mạng trong trận này, trong khi phía Anh và Pháp chỉ tổn thất 962 người. Quân đồng minh sau đó tiến về Sevastopol, đặt mục tiêu chiếm thành phố này trong 3 tháng. Trên thực tế, cuộc chiến đẫm máu kéo dài gần một năm.

Quân Anh liều chết giữ vững hàng ngũ

Để giải vây cho Sevastopol, quân Nga tấn công căn cứ đồng minh ở Balaklava thuộc bán đảo Crimea. Đây là nơi quân đồng minh sử dụng để tập kết hậu cần phục vụ chiến dịch.

Người Anh rút bớt quân vây thành về ứng cứu. Trong trận Balaklava diễn ra vào tháng 10.1854, kỵ binh Nga đụng độ với trung đoàn bộ binh số 93 của Anh, do Thống chế Colin Campbell chỉ huy.

Ông Colin Campbell ra lệnh cho binh sĩ giữ vững hàng ngũ và không được rút lui bằng bất cứ giá nào. “Nếu phải chết, hãy chết ở nơi các anh đang đứng”, ông ra lệnh.

Trong suốt cuộc giao tranh, bộ binh Anh tỏ ra không nao núng và khai hỏa một cách có kỷ luật. Đến khi nhận thấy cơ hội chiến thắng, thống chế Campbell đưa 800 kỵ binh tinh nhuệ vào chiến trường, thừa thắngtruy kích quân Nga.

Quân Anh được lệnh giữ vững hàng ngũ bằng mọi giá.

Quân Anh được lệnh giữ vững hàng ngũ bằng mọi giá.

Tháng 11.1854, quân Nga cố gắng phát động cuộc tấn công bất ngờ nhưng thất bại. Trận Inkerman diễn ra với một làn sương mù bao quanh. Các binh sĩ Anh khai hỏa bất cứ khi nào nghe thấy tiếng súng của đối phương dù không nhìn thấy mục tiêu. Trong trận này, quân Nga tổn thất 12.000 người còn liên quân Anh, Pháp tổn thất 4.600 binh sĩ.

Cuộc chiến diễn ra không như dự tính của quân đồng minh, do mùa đông khắc nghiệt trong giai đoạn năm 1845-1855. Nhiều trận bão ập tới bán đảo Crimea, phá hủy các tàu hậu cần và lều trại của quân Anh. Nhiều binh sĩ chết vì giá rét và bệnh tật.

Ngày 2.3.1855, khi cuộc vây hãm Sevastopol vẫn đang diễn ra, Sa hoàng Nicholas I đột ngột đổ bệnh. Phía Nga nói Sa hoàng qua đời do bị viêm phổi. Phương Tây cho rằng Sa hoàng Nicholas I uống thuốc độc tự tử vì cuộc chiến do ông phát động diễn ra không như theo dự tính.

Nga chấp nhận lùi bước

Anh, Pháp dự tính chiếm thành Sevastopol trong 3 tháng, nhưng cuộc vây hãm kéo dài tới gần một năm.

Anh, Pháp dự tính chiếm thành Sevastopol trong 3 tháng, nhưng cuộc vây hãm kéo dài tới gần một năm.

Những cuộc vây hãm và tấn công Sevastopol khiến cả quân Nga và quân đồng minh chịu thiệt hại nặng nề. Sau hai đợt tấn công và pháo kích bất thành vào mùa hè năm 1855, đến tháng 9, quân Pháp áp đảo quân Nga trong trận chiến giáp lá cà ở Malakoff Redoubt, một công sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ ở Sevastopol.

Vài ngày sau, lực lượng Nga đốt cháy các chiến thuyền còn lại và âm thầm rút khỏi thành phố. Sau đó ít ngày, Áo ra tuyên bố sẽ tham gia hỗ trợ quân đồng minh chống Nga.

Người Nga nhận thấy nguy cơ thảm bại cận kề, chấp nhận sớm chấm dứt chiến tranh với Hiệp ước Paris được ký vào tháng 3.1856. 

Theo các số liệu thống kê chính thức, Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất 45.400 binh sĩ, Anh tổn thất 40.462 và Pháp tổn thất 135.485. Quân Nga huy động 889.000 người vào cuộc chiến, tổn thất ước tính hơn một nửa, lên tới 450.125 người.

Nga vẫn kiểm soát bán đảo Crimea, nhưng phải trả lại các lãnh thổ chiếm đóng cho Thổ Nhĩ Kỳ và giải giáp Hạm đội Biển Đen.

Mâu thuẫn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn âm ỉ trong nhiều thập kỷ sau này. Hai đế quốc tham gia vào một cuộc chiến cuối cùng trong Thế chiến 1, khiến cả đế quốc Nga và đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ.

Theo các chuyên gia, chiến tranh Crimea là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong lịch sử. Lần đầu tiên, các binh sĩ sử dụng 

súng trường được sản xuất hàng loạt, dẫn đến thương vong vô cùng lớn. Các cuộc đổ bộ bờ biển cũng diễn ra với sự xuất hiện của những con tàu bọc thép.

Quân Anh và Pháp liên lạc về sở chỉ huy ở Paris thông qua đường dây điện báo. Đường xe lửa được xây dựng để vận chuyển vật tư và đạn dược.

Cuộc chiến cũng tạo ra bước đột phá mới trong quân sự. Nhà khoa học người Anh Henry Bessemer phát minh ra một loại đạn pháo mới mạnh mẽ hơn, chính xác hơn. Ông nhận ra các khẩu pháo trên tàu chiến khi đó không bắn được loại đạn pháo này.

Sau chiến tranh Crimea, ông được cấp bằng sáng chế cho quy trình sản xuất thép đại trà và thép trở thành vật liệu thiết yếu trong chiến tranh hiện đại.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiến thắng vĩ đại nhất lịch sử hải quân Nga

Thế kỷ 18 đánh dấu những cuộc giao tranh khốc liệt giữa đế quốc Nga và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong một cuộc giao chiến trên biển, một hải đội Nga đã đánh tan hạm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN