Cuộc chiến quyết định dẫn đến bi kịch mất nước gần 2.000 năm của người Do Thái

Trong hàng trăm năm lịch sử, người Do Thái sống dưới sự kiểm soát của đế chế La Mã, duy trì bản sắc và ngôn ngữ riêng, cho đến khi cuộc chiến quyết định nổ ra khiến cộng đồng người Do Thái vong quốc trong gần 2.000 năm.

Trong cuộc chiến cuối cùng với người Do Thái, các chiến binh La Mã tinh nhuệ hứng chịu tổn thất nặng nề.

Trong cuộc chiến cuối cùng với người Do Thái, các chiến binh La Mã tinh nhuệ hứng chịu tổn thất nặng nề.

Cuộc nổi dậy Bar Kochba (132-136) là cuộc chiến cuối cùng giữa người Do Thái và đế chế La Mã, chấm dứt giai đoạn lịch sử đầy biến động ở vùng Judea (nay là Israel).

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thời La Mã, người Do Thái tập hợp thành lực lượng thống nhất dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Simon Bar Kochba.

Ở giai đoạn đầu, cuộc nổi dậy thành công bất ngờ, khiến toàn bộ một quân đoàn La Mã thiện chiến bị xóa sổ.

Quân nổi dậy người Do Thái một lần nữa chiếm thành Jerusalem và mở rộng quyền kiểm soát tới toàn bộ vùng Judea.

Tuy nhiên, La Mã ở thời điểm này vẫn là đế chế hùng mạnh nhất thế giới. Đội quân La Mã nhanh chóng được tái lập, quay trở lại vùng Judea trong chiến dịch quân sự giai đoạn 133-135.

Nguồn gốc xung đột

Simon Bar Kochba, người anh hùng thống nhất người Do Thái chiến đấu chống quân La Mã là một trong những nhân vật quan trọng bậc nhất trong lịch sử Do Thái.

Người Do Thái tin Bar Kochba là một đấng cứu thế cứu giúp dân tộc khỏi ách thống trị của La Mã, theo World History. Những tài liệu cổ do các nhà khảo cổ thu thập được, cho thấy Bar Kochba là “hoàng tử Israel”, có nghĩa là dòng tộc hoàng gia của người Do Thái tái xuất sau hơn một trăm năm bị La Mã đô hộ.

Cuộc nổi dậy nổ ra khi hoàng đế La Mã Hadrian (trị vì năm 117-138) muốn tái thiết Jerusalem như một thành phố đa thần giáo, với một ngôi đền thờ thần Jupiter trên địa điểm năm xưa từng  là nơi tọa lạc Đền Thánh của người Do Thái.

Bên cạnh đó, hoàng đế Hadrian còn áp dụng các biện pháp hà khắc nhằm hạn chế tôn giáo của người Do Thái, dẫn đến sự phẫn nộ trong dân chúng. Người Do Thái khi đó cũng đứng trước sức ép lớn về mặt nhân khẩu học vì làn sóng người Hy lạp và người La Mã chuyển đến sinh sống ở Jerusalem.

Người Do Thái tập kích quân La Mã từ mọi hướng.

Người Do Thái tập kích quân La Mã từ mọi hướng.

Quintus Tineius Rufus, thống đốc vùng Judea lúc bấy giờ được coi là một kẻ “bạo chúa”, coi người Do Thái chỉ là nô lệ.

Khác với những cuộc nổi dậy diễn ra tự phát trước đây, cuộc nổi dậy cuối cùng của người Do Thái đã được lên kế hoạch cẩn thận. Người Do Thái âm thầm thu thập vũ khí, đào mạng lưới đường hầm phức tạp, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến kéo dài.

Người Do Thái chờ đợi đến khi hoàng đế Hadrian quay trở về Rome sau chuyến thị sát các tỉnh phía đông, mới phát động nổi dậy.

Cuộc nổi dậy rung chuyển La Mã

Theo ghi chép của sử gia La Mã Cassius Dio, người Do Thái thuần thục chiến thuật chiến tranh du kích, sử dụng mạng lưới đường hầm để đánh úp quân La Mã.

Dưới sự chỉ huy của Bar Kochba, người Do Thái xóa sổ hoàn toàn quân đoàn Fretensis số 10 thiện chiến, đóng quân ở thành Jerusalem. Ở thời điểm đó, quân đoàn Ferrata số 6 được huy động từ khu vực lân cận.

Quân số La Mã lên tới 20.000 người nhưng vẫn không dập tắt được cuộc nổi dậy.

Giới lãnh đạo La Mã sau đó huy động đến vùng Judea 5 quân đoàn, tổng binh lực gồm 80.000 người. Theo các tài liệu lịch sử, quân đoàn Deiotariana số 22 trên đường hành quân tới Jerusalem bị người Do Thái mai phục và đánh tan, biến mất hoàn toàn khỏi lịch sử.

Vùng lãnh thổ màu xanh do người Do Thái giành lại được từ tay đế chế La Mã trong cuộc nổi dậy Bar Kochba.

Vùng lãnh thổ màu xanh do người Do Thái giành lại được từ tay đế chế La Mã trong cuộc nổi dậy Bar Kochba.

Trong khi đó, ở giai đoạn đỉnh cao, lực lượng người Do Thái do Bar Kochba lãnh đạo lên tới 400.000 người.

Theo sử gia Cassius Dio, sự kiên cường của người Do Thái “khiến cả thế giới chấn động”.

Hoàng đế Hadrian lúc này huy động danh tướng Sextus Julius Severus, người khi đó là thống đốc lãnh thổ Anh, đem đại quân từ nơi xa xôi tập hợp về Judea.

Các quân đoàn La Mã thiện chiến đóng quân ở tận sông Danube cũng về tiếp ứng. Tháng 4.133, Severus đặt chân tới vùng Judea cùng 3 quân đoàn từ châu Âu, được trao toàn quyền chỉ huy chiến dịch.

Các sử gia ước tính 10 quân đoàn La Mã tham gia chiến dịch do Severus chỉ huy cùng các đơn vị hậu cần, quân số tổng cộng lên tới 120.000. Binh lực hùng hậu phản ánh việc hoàng đế La Mã quyết đánh trận quyết định với người Do Thái.

Severus áp dụng chiến thuật đánh chậm, nhưng hết sức chắc chắn và tàn bạo. Quân La Mã đi đến đâu, tàn sát người Do Thái đến đó, đốt cháy toàn bộ nhà cửa.

Đồng tiền cổ chứng minh người Do Thái dưới sự lãnh đạo của Bar Kochba, đã có giai đoạn ngắn ngủi giành độc lập.

Đồng tiền cổ chứng minh người Do Thái dưới sự lãnh đạo của Bar Kochba, đã có giai đoạn ngắn ngủi giành độc lập.

Trước đội quân đông đảo và kỷ luật, Bar Kochba liên tục hứng hết thất bại này đến thất bại khác. Trong trận công thành trên đồi Herodium, Severus cho quân bao vây từ cuối năm 134 đến đầu năm 135 mới hạ được thành.

Mùa hè năm 135, Bar Kochba và tàn quân rút về thành Betar, là nơi tử thủ cuối cùng trước quân La Mã. Các sử gia mô tả đó là một cuộc tàn sát thực sự sau khi quân La Mã phá vỡ tường thành. Không rõ số phận của Bar Kochba nhưng nhiều khả năng thủ lĩnh của người Do Thái đã tử thủ đến giây phút cuối cùng.

Theo ghi chép của sử gia Cassius Dio, các thành lũy kiên cố, 50 thị trấn, 985 ngôi làng của người Do Thái bị quân La Mã thiêu rụi. Tổng số người chết trong toàn bộ chiến dịch lên tới 580.000.

Quân La Mã cũng hứng chịu thiệt hại nặng nề dù không rõ số binh sĩ tử trận. Ngoài tổn thất của quân đoàn số 22 và số 10, quân đoàn Hispana số 9 hành quân từ Anh cùng Severus cũng được cho là bị xóa sổ. Không lâu sau, La Mã phải tổng động viên, chiêu mộ một lượng lớn binh sĩ trên toàn cõi để bù đắp tổn thất trong chiến dịch quân sự năm 132-136.

Căm phẫn vì sức kháng cự của người Do Thái, hoàng đế Hadrian ra lệnh đổi tên vùng Judea thành Palestina. Người Do Thái bị trục xuất hoàn toàn khỏi Jerusalem và cộng đồng người Do Thái từ vùng Judea chuyển đi sinh sống ở khắp nơi trên thế giới.

Kể từ đây, người Do Thái mất hoàn toàn lãnh thổ quê hương trong gần 2.000 năm, cho đến khi nhà nước Israel xuất hiện vào năm 1948.

Trận tử thủ kinh tâm động phách của gần 1.000 người Do Thái trước quân tinh nhuệ La Mã

Sau cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp của người La Mã thất bại, người Do Thái rút về cố thủ ở một số thành trì,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN