“Cuộc chiến” mới của dân Bắc Kinh sau dịch Covid-19

Mỗi buổi sáng, bà Wang Yimeng đều đi qua một trạm kiểm dịch Covid-19 tại khu dân cư nơi mình sống ở Bắc Kinh và tự hỏi: Khi nào thì những trạm kiểm dịch này mới được dỡ bỏ? Khi nào thì mình mới có thể tiếp tục công việc bán đồ ăn sáng?

Cũng giống như hàng ngàn người khác ở Bắc Kinh, bà Wang Yimeng, 64 tuổi sống bằng nghề bán đồ nhanh mỗi sáng. Bán mỗi chiếc bánh kẹp trứng rán nóng hổi, bà Wang kiếm được 10 nhân dân tệ.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, sinh kế của bà Wang đã bị chấm dứt hoàn toàn. Kể từ đầu tháng trước, cổng vào khu dân cư, nơi bà Wang bán hàng đã bị đổi thành trạm kiểm dịch.

“Các nhân viên y tế nói rằng tôi không nên bán hàng nữa vì điều đó cản trở việc kiểm dịch. Cán bộ của khu dân cư yêu cầu tôi hợp tác, nếu không, sẽ có hậu quả”, bà Wang cho biết.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, bà Wang có thể kiếm được 2.000 tệ mỗi tháng. Số tiền đó đủ để bà mua thực phẩm và trang trải thuốc men cho người chồng đang ngồi xe lăn.

Trạm kiểm dịch ở một khu dân cư tại Bắc Kinh (ảnh: SCMP)

Trạm kiểm dịch ở một khu dân cư tại Bắc Kinh (ảnh: SCMP)

“Tôi không có gì để phàn nàn. Chúng tôi còn may mắn chán so với những người đã tử vong vì dịch bệnh. Tôi chỉ mong cho cuộc sống trở lại bình thường càng sớm càng tốt”, bà Wang chia sẻ.

Cũng giống như nhiều thành phố khác trên khắp Trung Quốc, Bắc Kinh đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, bao gồm đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh, hạn chế đi lại. Tác động kinh tế của những biện pháp này là rất lớn và người dân Bắc Kinh vẫn đang cố gắng hết sức để lấy lại nhịp sống bình thường.

Đối với những người dân tại Bắc Kinh có thu nhập thấp, các biện pháp chống Covid-19 là một “viên thuốc đắng”, nhưng giờ đây, họ phải quyết tâm cho một “trận chiến mới”.

Anh Li Zi, một cư dân tại Bắc Kinh cho biết, đầu tuần sau, anh đã có thể quay lại làm việc tại tiệm cắt tóc đã phải đóng cửa suốt hơn 2 tháng qua.

Sau khi được các nhân viên từ 7 cơ quan khác nhau tới kiểm ra, Li Zi cuối cùng cũng được cho phép mở lại tiệm với điều kiện là không được cho quá 5 người – kể cả nhân viên, cùng ở trong một salon tóc rộng 60 mét vuông.

“Vợ con tôi đã phải ở nguyên trong căn hộ suốt 2 tháng qua. Vì tiền tiết kiệm hết nên chúng tôi chẳng có gì ăn ngoài mì gói. Bây giờ được mở lại tiệm, ít nhất tôi cũng cảm thấy một chút gì đó an toàn. Hy vọng là tôi có thể kiếm thêm chút tiền từ giờ cho đến cuối tháng. Không khó để kiếm tiền đối với nghề tóc và tiêu tiền cũng dễ dàng y như vậy. Tiền đối với tôi, nó vào từ tay trái rồi chảy qua tay phải”, Li nói.

Một cư dân mặc đồ bảo hộ đi ngang qua cổng trường học tại Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Một cư dân mặc đồ bảo hộ đi ngang qua cổng trường học tại Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Trong 2 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đã giảm trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái, dòng vốn đầu tư cũng giảm 24,5% và sản lượng công nghiệp giảm 13,5%.

Thương chiến với Mỹ đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Trung Quốc và giờ lại thêm dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng từ 5,3 – 6,2%.

“Tôi còn may chán vì tôi vẫn có việc làm. Nhiều bạn bè của tôi về quê tránh dịch và họ giờ vẫn chưa thấy lên Bắc Kinh vì không kiếm được việc. Một số người nhanh chóng tiêu hết tiền tiết kiệm và giờ họ phải chạy vạy khắp nơi để có tiền mua vé trở lại Bắc Kinh.

Hy vọng là tôi có thể kiếm được 1.000 tệ trong tháng này. Như vậy thì tôi có thể mua một ít thịt lợn cho vợ”, Li Zi cho biết khi đang ăn một chiếc màn thầu, cũng là cả bữa tối của mình.

Du khách lên xe bus bên ngoài một trung tâm kiểm dịch người nước ngoài nhập cảnh tại Bắc Kinh (ảnh: AP)

Du khách lên xe bus bên ngoài một trung tâm kiểm dịch người nước ngoài nhập cảnh tại Bắc Kinh (ảnh: AP)

Theo tính toán của công ty nghiên cứu và tư vấn tài chính Gavekal Dragonomics, trong tháng 2 và 3, người dân Trung Quốc đã mất khoảng 800 tỷ nhân dân tệ vì chưa thể đi làm ổn định trở lại.

Ông Hu Xingdou, một chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho biết, rủi ro về sức khỏe trong dịch Covid-19 là đối với tất cả mọi người nhưng những ảnh hưởng kinh tế mà nó đem lại thì người nghèo phải hứng chịu nhiều nhất.

“Tác động kinh tế đối với những lao động thời vụ, thu nhập thấp và nhân viên văn phòng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với một số người khá giả hơn. Nếu các biện pháp phục hồi kinh tế không được áp dụng kịp thời, cuộc sống của những người nghèo sẽ trở thành bi kịch”, ông Hu cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Giúp đỡ bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà thiếu phòng bị, 18 linh mục tại Italia tử vong

Giáo hoàng Francis đã khuyến khích các linh mục ra ngoài và đến thăm hỏi những người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, đã có ít...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN