Cuộc chiến đòi 'quyền tiểu tiện' cho phụ nữ ở Amsterdam

Hà Lan - Cuộc đấu tranh của Piening đòi xây thêm nhà vệ sinh công cộng cho phụ nữ đã thu hút sự ủng hộ của dư luận, buộc chính quyền Amsterdam phải hành động.

Năm 2015, Geerte Piening đang trên đường về nhà từ quán bar ở Amsterdam thì có nhu cầu đi vệ sinh, nhưng nhà vệ sinh công cộng cho nữ gần nhất cách đó tới 2 km, trong khi hàng quán ở trung tâm thành phố cũng đã quá giờ đóng cửa.

Cực chẳng đã, cô gái 21 tuổi phải nhờ bạn bè che chắn để "giải quyết nỗi buồn" trong một con hẻm. Tuy nhiên, cảnh sát xuất hiện, phạt Piening 150 USD vì tiểu tiện nơi công cộng.

"Xung quanh có rất nhiều buồng tiểu nam, nhưng tôi không thể sử dụng được. Tôi nhận ra đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến phụ nữ và người ngồi xe lăn", Piening viết trong thư khiếu nại khoản phạt. Cô chỉ ra rằng toàn thành phố Amsterdam có 35 buồng tiểu cuộn tròn dành cho nam, nhưng chỉ có ba nhà vệ sinh công cộng cho phụ nữ.

Buồng tiểu cuộn tròn De Kurl dành cho nam giới ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Rolling Spoke

Buồng tiểu cuộn tròn De Kurl dành cho nam giới ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Rolling Spoke

Các buồng tiểu cuộn tròn này được gọi là De Krul, được thiết kế cho 1-2 nam giới sử dụng cùng lúc, hầu như không thay đổi kể từ năm 1880. Chúng hiếm khi được làm sạch.

Dù vậy, Amsterdam vẫn thiếu nhà vệ sinh công cộng nghiêm trọng, trong khi phần lớn hàng quán ở trung tâm thành phố không cho phép dùng nhà vệ sinh miễn phí, nên nhiều nam giới chọn tiểu bậy ở gốc cây, tượng đài, kênh rạch. Trung bình mỗi năm Amsterdam ghi nhận 15 người thiệt mạng khi tiểu xuống kênh lúc say xỉn.

Hai năm sau khi Piening viết thư khiếu nại, chính quyền Amsterdam không đưa ra bất cứ phản hồi nào. Năm 2017, tòa án bất ngờ triệu tập Piening đến giải quyết khoản tiền phạt chưa nộp.

Phiên tòa thu hút 20 đơn vị truyền thông đưa tin. Thẩm phán bác đơn kháng cáo của Piening, nhưng giảm tiền phạt xuống 95 USD.

Dù thừa nhận tình trạng thiếu nhà vệ sinh cho phụ nữ, thẩm phán lập luận rằng cô nên dùng buồng tiểu nam. "Có thể không thoải mái, nhưng không phải không thể", thẩm phán nói.

"Điều đó thật lố bịch. Chắc chắn là không thể", Piening phản bác, đồng thời bày tỏ nỗi bức xúc về tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống nhà vệ sinh cho nam và nữ nơi công cộng ở Amsterdam.

Bản đồ toilet nơi công cộng ở Amsterdam. Đồ họa: WSA

Bản đồ toilet nơi công cộng ở Amsterdam. Đồ họa: WSA

Phản ứng của Piening châm ngòi cho làn sóng đấu tranh kéo dài nhiều năm ở thủ đô Hà Lan, khiến hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình đòi quyền "bình đẳng tiểu tiện". Các cuộc biểu tình cũng nổ ra ở hàng loạt thành phố trên toàn quốc, kêu gọi phụ nữ Hà Lan chống lại quan điểm của thẩm phán.

Một số còn gửi kiến nghị lên Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan, yêu cầu giải quyết vấn đề "bình đẳng tiểu tiện".

Ủy viên hội đồng thành phố Amsterdam khi đó là Ilana Rooderkerk đã làm việc cùng Piening để thúc đẩy giới chức tăng số lượng nhà vệ sinh công cộng.

Thành phố bắt đầu thực hiện một số thay đổi, thiết lập các bồn tiểu nhựa lộ thiên ở công viên, các vị trí đông đúc, cho phép người dân dùng nhà vệ sinh ở đồn cảnh sát, sở cứu hỏa.

Năm 2019, Amsterdam thông qua kế hoạch chi 4,3 triệu USD xây dựng loạt nhà vệ sinh công cộng, với khả năng phục vụ người ngồi xe lăn, dự kiến đưa vào sử dụng từ tháng 10.

Phát ngôn viên chính quyền Amsterdam Robbin van Pelt cho biết họ đã dành 5 năm qua để nghiên cứu về vấn đề này. Ông không tiết lộ tổng số nhà vệ sinh sẽ được xây, nhưng cho biết chúng sẽ trải rộng khắp 7 công viên trong thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

"Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến đợt truy quét lớn như vậy. Rất nhiều người đã phải bỏ chạy đến tỉnh thành khác", lời chia sẻ của một "má mì" tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Trung (Guardian, CBC) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN