Cuộc chiến chống lũ lụt khắc nghiệt ở hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc
Yu Zhongdai vất vả đem những bao cát lớn đặt xuống bờ kè ở phía nam, ngăn nước ở hồ Bà Dương không tràn bờ. Mực nước vẫn còn rất cao và cần thêm nhiều bao cát.
Binh Trung Quốc đắp bờ kè tạm để ngăn nước dâng cao ở hồ bà Dương.
“Tôi đã chiến đấu với lũ ở đây suốt hơn 2 tuần qua”, Yu, 33 tuổi, nói trên Tân Hoa Xã.
Yu là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, phó bí thư huyện Xingang, phía đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Địa bàn huyện nằm giữa hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - và sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc.
“Hôm 12.7, mực nước ở hồ Bà Dương vượt ngưỡng an toàn là 22,43 mét, tạo ra nguy hiểm cận kề với ngôi làng Yangjiachang”, Yu nói.
Trước tình hình khẩn cấp, Yu đã cùng người dân gia cố đê kè, quyết không để nước tràn bờ.
Hồ Bà Dương đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước vào mùa khô và mùa lũ ở Trung Quốc.
“Khi nước lũ từ sông Dương Tử đổ về vùng hạ lưu, hồ Bà Dương có tác dụng trữ nước”, Yu nói. “Nhưng mực nước đã dâng lên quá cao. Điều chúng tôi làm là đảm bảo hệ thống đê kè có thể ngăn nước tràn vào các ngôi làng lân cận”.
Khu vực bờ kè phía nam dài 3km. Yu liên tục tuần tra khu vực này cả ngày lẫn đêm. “
Những căn nhà và đất nông nghiệp ở huyện Bà Dương bị nước lũ nhấn chìm.
“Nếu có nước lẫn bùn rò rỉ ở bờ kè, chúng tôi dùng vật liệu thấm nước lấp lại”, Yu nói, nhấn mạnh rằng việc có những vết rò rỉ nhỏ là chuyện thường xảy ra.
“Nếu lỗ rò rỉ có đường kính 5cm hoặc nhỏ hơn, chúng tôi phải tự mình khắc phục. Nếu không được mới nhờ đến chuyên gia”, Yu nói thêm.
Tuần tra thường xuyên ở đoạn đê có nghĩa là đối diện với thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng và gió lớn, nhưng Yu nói điều quan trọng là mọi người được an toàn.
Đối với Yu, thời khắc đáng nhớ nhất là vào đêm ngày 12.7, khi nước ở hồ Bà Dương dâng lên rất nhanh, tạo ra sóng lớn.
“Chúng tôi có 700-800 người túc trực suốt đêm hôm đó. Xếp bao cát chồng lên nhau để củng cố cấu trúc”, Yu nói. “Sóng đánh vào mặt khi đó rất đau”.
Một ngôi nhà sắp chìm xuống nước ở huyện Bà Dương.
Nỗ lực ngăn lũ hôm đó bắt đầu từ chiều, đến sáng hôm sau mới xong. Yu nói mình là quan chức địa phương, nên có trách nhiệm sẵn sàng sơ tán người dân.
“Khi mực nước vượt ngưỡng báo động, chúng tôi cần liên tục tuần tra. Nhưng khi đã vượt mức an toàn, cần phải sơ tán người dân”, Yu nói.
Nhưng nhiều người dân địa phương không muốn rời đi. “Ở làng Yangjiachang, đa số là người già, phụ nữ và trẻ em”, Yu nói. “Họ muốn ở lại trông coi tài sản, hoặc là nếu phải rời đi cũng không có bạn bè, người thân”.
Số khác đánh giá thấp nguy cơ lũ lụt, tin rằng hệ thống đê kè sẽ giúp họ an toàn.
“Chúng tôi nhờ người thân khuyên bảo để tất cả mọi người có thể đi sơ tán”, Yu nói. Cách này cuối cùng cũng thành công. Toàn bộ dân làng Yangjiachang được chuyển đến nơi ở tạm tại thành phố.
Yu nói đây là gian đoạn chống lũ khắc nghiệt nhất vì mực nước ở hồ Bà Dương đạt mức cao lịch sử.
“Tôi nghĩ tình hình lũ lụt phải đến giữa tháng 8 mới chấm dứt”, Yu nói. “Với tư cách là quan chức địa phương, nhiệm vụ của tôi là đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân”.
Nguồn: [Link nguồn]
Một đoạn video mới xuất hiện cho thấy con đê dọc hồ Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc – đã bị vỡ...