Cung nữ nhà Minh bị xử tử chỉ vì dâng bát cháo đêm cho hoàng đế

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế khai quốc triều Minh, hậu thế thường nhắc tới ông với cụm từ “tay trắng làm nên”. Ông là một trong những vị vua có công lớn trong lịch sử Trung Hoa, khi thi hành nhiều chính sách giúp kinh tế được khôi phục và phát triển nhanh chóng.

Từ thuở nhỏ ông đã chịu nhiều thiệt thòi, vất vả, nhiều ngày tháng lang thang xin ăn, ở chùa. Thấu hiểu sâu sắc nỗi đau khổ của bách tính nên sau khi lên ngôi vua, ông đã ban hành rất nhiều luật lệ có lợi cho người dân, nhờ vậy rất được lòng thiên hạ.

Tranh vẽ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Tranh vẽ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Song cũng vì trải qua quá nhiều mất mát và khổ cực, Chu Nguyên Chương dần trở nên đa nghi và mưu mô, lạnh lùng, cứng nhắc và cực đoan. 

Một ngày nọ, Chu Nguyên Chương nửa đêm còn đang miệt mài phê duyệt tấu chương, nhìn giang sơn của mình có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, tâm tình cứ thế xấu dần.

Lúc này, một cung nữ mang bữa khuya cho hoàng thượng vì lo lắng nhà vua mải làm hẳn rất đói. Thái giám cứ nghĩ Ngự thiện phòng chuẩn bị đồ ăn khuya cho Hoàng thượng nên đã cho phép cung nữ tiến vào.

Bát cháo bốc khói, mùi thơm khiến Chu Nguyên Chương cũng có chút sôi bụng. Thế là ông buông tấu chương xuống, tạm thời không nghĩ đến những chuyện triều chính phiền lòng, bưng cháo lên ăn một muỗng, nhất thời cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.

Song Chu Nguyên Chương ngây người, một hồi sau mới bưng bát cháo ăn tiếp muỗng thứ hai. Rồi động tác đột nhiên khựng lại, như thể vừa nghĩ ra điều gì đó. Sắc mặt Chu Nguyên Chương trở nên âm trầm, sau đó liền hạ lệnh mang cung nữ dâng cháo ra ngoài phạt trượng đánh chết. 

Chu Nguyên Chương là một vị vua nghiêm khắc, lạnh lùng.

Chu Nguyên Chương là một vị vua nghiêm khắc, lạnh lùng.

Nguyên nhân sâu xa phía sau mệnh lệnh của Chu Nguyên Chương khiến hậu thế phải ngỡ ngàng. Bởi trước đó, Ngự thiện phòng chỉ dâng món khi có lệnh của ông. Cho nên chén cháo này đã được nấu bởi cung nữ kia, chứ không phải đầu bếp hoàng cung.

Chu Nguyên Chương cho rằng nếu có người rắp tâm ám sát, vậy ông chẳng phải đã mất mạng rồi hay sao, vì thậm chí ngay cả một tiểu cung nữ cũng có thể tiếp cận ông một cách dễ dàng như vậy.

Chu Nguyên Chương muốn dùng cung nữ này như lời cảnh cáo đến người trong cung, muốn cho bọn họ biết sau này không có sự cho phép của ông thì không thể tùy tiện tới gần, nếu không chỉ chuốc họa vào thân.

Còn một lý do khác chính là Chu Nguyên Chương hiểu rõ tâm tư của các cung nữ. Họ khát khao nhận được ân sủng của Hoàng đế để “một bước lên mây, thay đổi số phận”. Hành vi dâng cháo không có mệnh lệnh này chính là một trong những ví dụ điển hình cho việc cố gắng tìm đủ mọi cách để tiếp cận Hoàng đế của một bộ phận cung nữ có dã tâm thời bấy giờ. Chu Nguyên Chương đương nhiên không cho phép chuyện này xảy ra, do đó không cần biết cung nữ này có dụng ý gì, ông vẫn cho xử tử nàng ta.

Với tính cách chinh chiến lâu năm, mới giành được giang sơn nên vị hoàng đế này dần trở lên nhạy cảm và thấy nghi ngờ tất cả những người xung quanh mình.

Ông có nguyên tắc: "Thà tin vào điều nó không xảy ra, chứ không tin rằng nó không có. Thà giết 1.000 người chứ không bỏ sót dù chỉ là một người". Từ nguyên tắc này có thể thấy được sự đề phòng rất lớn của hoàng đế Chu Nguyên Chương đối với mọi thứ.

"Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" là quan điểm của Chu Nguyên Chương.

"Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" là quan điểm của Chu Nguyên Chương.

Để chống tham nhũng, duy trì sự liêm chính và đặc biệt là để củng cố quyền lực triều đình nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã giết rất nhiều quan tham và cả những công thần khai quốc có công hết mức trung thành với ông.

Bất kể thân phận và công trạng của họ rất nổi bật nhưng ông vẫn kiên quyết giết như Hồ Duy Dung, Lý Thiện Trường, Lam Ngọc và nhiều người khác. Ngay cả đến con rể của ông là Âu Dương Luân cũng không được tha, thậm chí còn bị ông đem ra giết để làm gương cho kẻ khác.

Có thống kê cho rằng, Chu Nguyên Chương đã giết hơn 160.000 quan lại trong thời gian ông tại vị. Các quan dưới thời Chu Nguyên Chương phải chịu áp lực rất lớn. Mỗi lần ông ra lệnh giết người, chỉ có Mã Hoàng hậu, người vợ thuở hàn vi mới có thể khuyên giải.

Vị quý phi sở hữu đôi chân ngọc ngà khiến hoàng đế phải khom lưng cung phụng

Vừa nhìn thấy Phan Ngọc Nhi, hoàng đế đã mê mẩn bởi nhan sắc như ngọc, nụ cười khiến "trăm hoa đua nở", ngay lập tức phong cho nàng làm Quý phi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện cung đình Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN